Anh-Tây Ban Nha tái bùng phát tranh chấp Gibraltar

VOV.VN - Gilbraltar là căn cứ chiến lược về hải quân, không quân và tình báo quan trọng đối với Anh.

Ngày 12/8, Nữ hoàng Anh có phát biểu chính thức trước Quốc hội Anh khẳng định sẽ bảo vệ quyền tự quyết của người dân ở hai vùng lãnh thổ thuộc Anh là Gibraltar (đang xảy ra tranh chấp với Tây Ban Nha) và quần đảo Malouines (đang tranh chấp với Argentina).

Tấm biển chỉ biên giới giữa Tây Ban Nha và Gibraltar 


Từ tuyên bố của Nữ hoàng Anh

Đây là lần đầu tiên kể từ ít nhất 10 năm qua, Nữ hoàng Anh giới thiệu với các đại biểu quốc hội một chương trình lập pháp của chính phủ cho năm tiếp theo liên quan đến tranh chấp lãnh thổ hải ngoại. Tuyên bố của Nữ hoàng Anh dù không trực tiếp cũng là câu trả lời cho những đe dọa mới nhất của Tây Ban Nha trong tranh cãi ở Gibraltar  - vùng lãnh thổ hải ngoại từng là thuộc địa của Tây Ban Nha nhưng thuộc quyền kiểm soát của Anh từ năm 1973.

Vì sao tranh cãi kéo dài hơn 3 thế kỷ trước tưởng đã được phân định tại Gibraltar nay lại bùng lên? Câu trả lời là ở vị trí địa chiến lược quan trọng của vùng lãnh thổ này.

Câu chuyện tưởng như bùng nổ từ việc Gibraltar cho dựng những tấm bê tông để tạo các vỉa đá ngầm nhân tạo. Tây Ban Nha cho rằng hành động đó làm ảnh hưởng đến ngư trường của ngư dân nước này và trả đũa bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt xe cộ qua lại với lý do kiểm soát để Gibraltar không còn là “thiên đường trốn thuế”; rồi có kế hoạch thu phí đường bộ 50 euro đối với mỗi xe cộ qua lại khu vực biên giới với lý lẽ sử dụng khoản thuế đường này để bù đắp những thiệt hại của ngư dân…

Lợi ích về kinh tế là có, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Tây Ban Nha đang gặp khủng hoảng thì việc tính toán kinh tế là dễ hiểu. Trong châu Âu, một số quốc gia thu khoản tiền lớn từ thuế đường như Pháp thu trung bình khoảng 70 euro cho 500km đường hay Thụy Sỹ thu thẳng 40 euro cho bất kỳ phương tiện nào đi qua biên giới vào lãnh thổ của họ.

Câu chuyện lợi ích kinh tế càng rõ nét khi Gibraltar có được sự tăng trưởng mạnh tới 7,8 %, tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, môi trường đầu tư hấp dẫn, nằm sát một Tây Ban Nha đang khủng hoảng. Việc kiểm soát thuế khóa cũng đang là tâm điểm của châu Âu nên việc Tây Ban Nha cho rà soát các phương tiện đi lại như một phần của chiến dịch chống trốn thuế thì cũng có thể hiểu là do khủng hoảng.

Lợi ích kinh tế chiến lược

Nhưng đó mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Tranh cãi từ 3 thế kỷ trước giữa Anh và Tây Ban Nha về chủ quyền của Gibraltar nay bùng lên là do tầm quan trọng chiến lược của vùng đất này mới nổi lên. Gibraltar nằm ở cửa ngõ của một châu Phi đang bất ổn về chính trị và nằm trên đường tới Trung Đông. Do đó, đây là một căn cứ chiến lược về hải quân, không quân và cả tình báo quan trọng đối với Anh.

Căn cứ này giúp quan sát tốt vùng Địa Trung Hải, nơi một phần lớn dầu và khí đốt cung cấp cho Tây Âu được vận chuyển qua đây. Với lợi ích như vậy, nước Anh dĩ nhiên muốn nắm giữ vùng lãnh thổ này vì các lợi ích liên lạc, tình báo và kiểm soát vận tải biển qua eo biển Gibraltar.

Vì thế, dù Bộ Quốc phòng Anh tuyên bố việc các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh tới thăm vùng biển này là một phần trong các hoạt động triển khai thường lệ. Nhưng trong bối cảnh tình hình châu Phi và Trung Đông đang nhạy cảm như hiện nay, thì ai cũng hiểu việc cả chục tàu chiến Anh có kế hoạch đi qua vùng biển này đã vượt qua tính “thường lệ”.

Về phần mình, Tây Ban Nha không thể không để mắt đến tầm quan trọng chiến lược của Gibraltar và phải kiểm soát nếu không vùng đất nằm ở cực bắc có thể trở thành mối đe dọa đối với chính quốc gia này, đặc biệt là khi người dân Gibraltar không mấy thiện cảm với Tây Ban Nha và đã hai lần từ chối qua các cuộc trưng cầu ý dân việc trở về dưới sự quản lý của nước này.

Gibraltar còn có một quy chế quốc tế được xác lập từ năm 1982, theo đó cho phép mọi quốc gia được đặt chân đến vùng đất này, kể cả vùng nước ngầm, mà không cần thông báo cho các quốc gia lân cận, trong đó có Tây Ban Nha và Morocco. Như thế, Gibraltar có thể trở thành nơi dừng chân của các loại tàu chiến, kể cả tàu ngầm hạt nhân, của Anh hay của Mỹ, đến tuần tra khu vực Địa Trung Hải. Và điều đó càng làm Tây Ban Nha cảm thấy bất an.

Dù căng thẳng như vậy, song ít có khả năng xảy ra xung đột bạo lực. Nước Anh tuyên bố việc cử tàu qua lại là hành động “thường lệ”. Phía Tây Ban Nha dù phản ứng có mạnh mẽ, song vẫn tuyên bố sử dụng các biện pháp “hợp pháp và hợp lý” để đáp trả lại. Thái độ của hai bên như thế vẫn là có chừng mực nên khả năng dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp sẽ khó xảy ra.

EU không thể đứng ngoài cuộc

Hơn nữa, Gibraltar có quy chế quốc tế đặc biệt, người dân Gibraltar có những quyền tự chủ riêng, nên cả Anh và Tây Ban Nha cũng khó có thể can thiệp quá mạnh. Mặt khác, tranh chấp tại Gibraltar có liên quan đến Liên minh châu Âu nên càng khó có chuyện EU để xảy ra xung đột bạo lực giữa Anh và Tây Ban Nha. Bản thân tranh cãi giữa Anh và Argentina trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Malouines cũng kéo dài dai dẳng nhưng trong tầm kiềm chế của hai nước.

Do Anh và Tây Ban Nha đều là thành viên của Liên minh châu Âu, nên vai trò của EU trong giải quyết tranh chấp này là không thể không kể đến. Phía Anh trước đó cũng tuyên bố có thể kiện lên Tòa án công lý châu Âu, bởi Gibraltar  - vùng lãnh thổ hải ngoại của Anh- cũng là một phần trong Liên minh châu Âu. Nhưng Anh không nằm trong khu vực tự do đi lại không cần giấy tờ Schengen, nên Tây Ban Nha cũng không phải là sai khi tuyên bố tăng kiểm soát và thu thuế đường đối với xe cộ đi từ Gibraltar sang Tây Ban Nha.

Vì thế, EU khá khó xử trong trường hợp này, bởi một mặt không thể ngăn cấm hành động của Tây Ban Nha, nhưng mặt khác vẫn phải đảm bảo một vai trò trọng tài cân bằng giữa hai thành viên trong liên minh.

Trong tình huống khó xử đó, tuần trước, Ủy ban châu Âu tuyên bố sẽ gửi một nhóm quan sát viên đến khu vực biên giới. Tuy nhiên, do đang là hai tháng nghỉ hè ở châu Âu cộng thêm các thủ tục cần thiết rất phức tạp, nên sớm nhất, nhóm quan sát viên của châu Âu chỉ có thể đến thực hiện nhiệm vụ vào tháng 9 hoặc tháng 10. Từ nay đến lúc đó, xe cộ qua lại sẽ phải tiếp tục chịu cảnh tắc nghẽn chờ đợi nhiều giờ đồng hồ trong thời tiết nóng nực và có thể sức ép của người dân sẽ khiến Anh và Tây Ban Nha phải nhân nhượng và thỏa hiệp với nhau để hạ nhiệt căng thẳng.

Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trước kia, Gibraltar là một căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng vũ trang và hải quân Hoàng gia Anh.

Tên gọi của vùng đất này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập: Jabal Tāriq, có nghĩa là "ngọn núi Tariq"), hay Gibel Tāriq (có nghĩa là "tảng đá Tariq"). Nhưng theo các nhà địa chất học thì tên gọi "tảng đá Tariq" được ưa chuộng hơn.

Trong một thời dài, hai thế lực đế quốc hùng mạnh Anh - Tây Ban Nha đã tranh giành nhau sự thống trị của vùng đất này. Tây Ban Nha yêu cầu trả lại chủ quyền, đã được Tây Ban Nha từ bỏ vào năm 1713 theo Hiệp ước Utrecht. Theo Hiệp ước này, Tây Ban Nha cắt bỏ những lãnh thổ của mình ở Italy và các quốc gia thuộc vùng đất thấp khác. Phần đông người dân Gibraltar phản đối yêu cầu này, cùng với bất kỳ đề nghị chia sẻ nền tự chủ nào khác./. (Theo Wikipedia)

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phủ nhận tranh chấp đảo Okinawa?
Trung Quốc phủ nhận tranh chấp đảo Okinawa?

(VOV) - Lãnh đạo quân đội Trung Quốc vừa xác nhận nước này không phản bác chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo trên.

Trung Quốc phủ nhận tranh chấp đảo Okinawa?

Trung Quốc phủ nhận tranh chấp đảo Okinawa?

(VOV) - Lãnh đạo quân đội Trung Quốc vừa xác nhận nước này không phản bác chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo trên.

Anh, Argentina tiếp tục tranh cãi ở LHQ về đảo tranh chấp
Anh, Argentina tiếp tục tranh cãi ở LHQ về đảo tranh chấp

(VOV) - Tranh cãi giữa Anh, Argentina không dễ được giải quyết khi nghị quyết của LHQ không đủ để xoa dịu bất đồng giữa hai nước.

Anh, Argentina tiếp tục tranh cãi ở LHQ về đảo tranh chấp

Anh, Argentina tiếp tục tranh cãi ở LHQ về đảo tranh chấp

(VOV) - Tranh cãi giữa Anh, Argentina không dễ được giải quyết khi nghị quyết của LHQ không đủ để xoa dịu bất đồng giữa hai nước.

Trung - Ấn sẽ giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng
Trung - Ấn sẽ giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng

(VOV) - Đây là kết quả vòng đàm phán Trung-Ấn lần thứ 16 diễn ra trong 2 ngày 28, 29/6.

Trung - Ấn sẽ giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng

Trung - Ấn sẽ giải quyết tranh chấp trên cơ sở bình đẳng

(VOV) - Đây là kết quả vòng đàm phán Trung-Ấn lần thứ 16 diễn ra trong 2 ngày 28, 29/6.

Cảnh sát biển Trung Quốc vào vùng tranh chấp với Nhật Bản
Cảnh sát biển Trung Quốc vào vùng tranh chấp với Nhật Bản

VOV.VN - Cuối tháng 7, tàu của lực lượng này cũng đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư nhiều giờ đồng hồ.

Cảnh sát biển Trung Quốc vào vùng tranh chấp với Nhật Bản

Cảnh sát biển Trung Quốc vào vùng tranh chấp với Nhật Bản

VOV.VN - Cuối tháng 7, tàu của lực lượng này cũng đã xâm nhập lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư nhiều giờ đồng hồ.

Nhật bác đề xuất cùng khai thác quần đảo tranh chấp với Nga
Nhật bác đề xuất cùng khai thác quần đảo tranh chấp với Nga

VOV.VN - Đồng ý khai thác quần đảo này chẳng khác nào Nhật công nhận chủ quyền của Nga đối với quần đảo.

Nhật bác đề xuất cùng khai thác quần đảo tranh chấp với Nga

Nhật bác đề xuất cùng khai thác quần đảo tranh chấp với Nga

VOV.VN - Đồng ý khai thác quần đảo này chẳng khác nào Nhật công nhận chủ quyền của Nga đối với quần đảo.

Ngoại trưởng Nga thăm Nhật để giải quyết tranh chấp lãnh thổ
Ngoại trưởng Nga thăm Nhật để giải quyết tranh chấp lãnh thổ

(VOV) - Hai bên quyết tâm giải quyết tranh chấp để tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước.

Ngoại trưởng Nga thăm Nhật để giải quyết tranh chấp lãnh thổ

Ngoại trưởng Nga thăm Nhật để giải quyết tranh chấp lãnh thổ

(VOV) - Hai bên quyết tâm giải quyết tranh chấp để tiến tới ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước.

Hàn Quốc phản đối Nhật Bản lấy ý kiến dân về đảo tranh chấp
Hàn Quốc phản đối Nhật Bản lấy ý kiến dân về đảo tranh chấp

VOV.VN - Nhật Bản đã khảo sát 3.000 người, mà đa số trong đó khẳng định Takeshima/Dokdo thuộc về Nhật Bản. 

Hàn Quốc phản đối Nhật Bản lấy ý kiến dân về đảo tranh chấp

Hàn Quốc phản đối Nhật Bản lấy ý kiến dân về đảo tranh chấp

VOV.VN - Nhật Bản đã khảo sát 3.000 người, mà đa số trong đó khẳng định Takeshima/Dokdo thuộc về Nhật Bản. 

Argentina đề xuất đàm phán với Anh về quần đảo tranh chấp
Argentina đề xuất đàm phán với Anh về quần đảo tranh chấp

VOV.VN - Còn phía Anh khẳng định cần tính đến ý kiến của “người dân quần đảo” tranh chấp do  Anh kiểm soát trên thực tế.

Argentina đề xuất đàm phán với Anh về quần đảo tranh chấp

Argentina đề xuất đàm phán với Anh về quần đảo tranh chấp

VOV.VN - Còn phía Anh khẳng định cần tính đến ý kiến của “người dân quần đảo” tranh chấp do  Anh kiểm soát trên thực tế.