Australia lập quỹ quốc gia để cải thiện quan hệ với Trung Quốc

VOV.VN - Hôm 29/3, chính quyền Australia thông báo sẽ thành lập Quỹ quốc gia về Australia - Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ song phương.

Nỗ lực này được đưa ra trong bối cảnh Australia đang từng bước khôi phục quan hệ với Trung Quốc sau thời gian căng thẳng do Australia lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc đang đe dọa đến lợi ích của nước này.

Cờ Trung Quốc và Australia. Ảnh minh họa: Australian Institute of International Affairs.

Trong thông cáo báo chí đưa ra vào sáng 29/3, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cho biết, quỹ này sẽ thay thế Hội đồng Australia-Trung Quốc sau 4 thập kỷ tồn tại để thực hiện các dự án liên kết giữa hai quốc gia thông qua các cơ quan chính phủ, địa phương, các tổ chức văn hóa, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tư nhân cũng như là cộng đồng người Australia gốc Trung Quốc.

Lĩnh vực mà quỹ tập trung là giáo dục, văn hóa và nghệ thuật. Đồng thời, quỹ cũng sẽ thúc đẩy các thế mạnh của Australia tại Trung Quốc như nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và người có tuổi cũng như môi trường và năng lượng. Bên cạnh đó, quỹ cũng sẽ dành nguồn vốn để hỗ trợ các đối tác của Australia trong việc phát triển các mỗi liên kết và trao đổi với các đối tác tại Trung Quốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Marise Payne cho biết: “Việc thành lập quỹ thể hiện cam kết của chính phủ Australia trong mối quan hệ mang tính xây dựng với Trung Quốc dựa trên mối quan tâm chung, lợi ích chung và sự tôn trọng lẫn nhau thông qua mối quan hệ đối tác chiến lược”.

Trong những năm gần đây, quan hệ giữa Australia và Trung Quốc gia tăng căng thẳng do Australia lo ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa đến lợi ích của nước này đặc biệt trong các vấn đề như Biển Đông hay trong quan hệ với các quốc đảo Thái Bình Dương.

Không chỉ lo ngại về những tác động gián tiếp, Australia còn cho rằng Trung Quốc có ý định can thiệp vào chính trường nước này bằng nhiều cách trong đó có việc tài trợ cho các đảng phái chính trị hay tham gia đầu tư vào các lĩnh vực cốt yếu của đất nước.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Marise Payne cho biết, mặc dù hai nước còn có sự khác biệt quan điểm trong một số vấn đề quan trọng song quỹ mới được thành lập sẽ khuyến khích và tạo điều kiện để hai bên có những trao đổi mang tính xây dựng, thúc đẩy sự liên kết giữa hai quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Italy “trải thảm đỏ” tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Italy “trải thảm đỏ” tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

VOV.VN - Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với Italy, nhất là sau khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên trong G7 tham gia dự án “Vành đai và Con đường”.

Italy “trải thảm đỏ” tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Italy “trải thảm đỏ” tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

VOV.VN - Trung Quốc đang tăng cường quan hệ với Italy, nhất là sau khi nước này trở thành quốc gia đầu tiên trong G7 tham gia dự án “Vành đai và Con đường”.

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang tích cực xâm nhập vào Trung Đông trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, quân sự) nhưng vấn đề này chưa được đề cập nhiều.

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

Trung Quốc xâm nhập Trung Đông trong quá khứ, hiện tại và tương lai

VOV.VN - Trung Quốc đã và đang tích cực xâm nhập vào Trung Đông trên nhiều phương diện (kinh tế, chính trị, quân sự) nhưng vấn đề này chưa được đề cập nhiều.

Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

VOV.VN - Trước các chỉ trích về bẫy nợ trong dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chúng ta hãy xem xét toàn diện khía cạnh cho vay của sáng kiến này.

Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

Giải mã “bẫy nợ” trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc

VOV.VN - Trước các chỉ trích về bẫy nợ trong dự án “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, chúng ta hãy xem xét toàn diện khía cạnh cho vay của sáng kiến này.

Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu
Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu

VOV.VN - Trên hành trình tăng cường ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu, Trung Quốc đang gặp “thế khó” khi vấp phải sự hoài nghi từ chính các đối tác của mình.

Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu

Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu

VOV.VN - Trên hành trình tăng cường ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu, Trung Quốc đang gặp “thế khó” khi vấp phải sự hoài nghi từ chính các đối tác của mình.

Lo bị đẩy sang bên lề, châu Âu thay đổi chiến lược với Trung Quốc
Lo bị đẩy sang bên lề, châu Âu thay đổi chiến lược với Trung Quốc

VOV.VN - Trước nguy cơ ngày càng bị đẩy vào thế bên lề, châu Âu đang có những thay đổi chiến lược trong đối sách với Trung Quốc.

Lo bị đẩy sang bên lề, châu Âu thay đổi chiến lược với Trung Quốc

Lo bị đẩy sang bên lề, châu Âu thay đổi chiến lược với Trung Quốc

VOV.VN - Trước nguy cơ ngày càng bị đẩy vào thế bên lề, châu Âu đang có những thay đổi chiến lược trong đối sách với Trung Quốc.