Bà Harris tố ông Trump đã để lại mớ hỗn độn sau 4 năm làm tổng thống

VOV.VN - Trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ tối 10/9 (theo giờ địa phương), Phó Tổng thống Kamala Harris cho biết chính quyền đương kim Tổng thống Joe Biden đã phải "dọn dẹp mớ hỗn độn của Donald Trump" sau 4 năm ông ở Nhà Trắng.

Bà Harris cho rằng ông Trump đã để lại một nước Mỹ với "tỷ lệ thất nghiệp tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái"; đồng thời mô tả chính quyền Trump đã gây ra "cuộc tấn công tồi tệ nhất vào nền dân chủ của nước Mỹ kể từ Nội chiến" và một xã hội bị ảnh hưởng bởi “đại dịch liên quan đến sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong một thế kỷ".

Ứng cử viên của đảng Dân chủ nhấn mạnh: “Những gì chúng tôi đã làm và những gì tôi dự định làm là xây dựng đất nước dựa trên những gì chúng tôi biết về nguyện vọng và hy vọng của người dân Mỹ".

Phó Tổng thống Kamala Harris nhấn mạnh rằng bà có kế hoạch giúp đỡ các gia đình Mỹ đang lo lắng về nền kinh tế và chi phí sinh hoạt.

"Tôi tin vào tham vọng, khát vọng, ước mơ của người dân Mỹ", bà Harris nói.

Bà Harris đã trình bày kế hoạch xây dựng một "nền kinh tế cơ hội", bao gồm các đề xuất của bà nhằm giúp giá nhà ở phải chăng hơn và mở rộng khoản tiền khấu trừ thuế cho con.

Phó Tổng thống Harris cũng chỉ trích các đề xuất của cựu Tổng thống Donald Trump, chẳng hạn như cắt giảm thuế cho các tập đoàn, lập luận rằng điều này sẽ gây tổn hại đến các gia đình trung lưu của Mỹ.

Phản ứng với các đòn công kích của bà Harris, cựu Tổng thống Trump đáp trả bằng cách nhắc lại tuyên bố của mình rằng ông sẽ áp thuế đối với các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc. Ông Trump cũng chỉ ra rằng Tổng thống Joe Biden đã duy trì các mức thuế như dưới thời ông cầm quyền.

Ông Trump nhấn mạnh đến tỷ lệ lạm phát cao dưới thời chính quyền Biden - Harris, nói rằng điều này là "thảm họa đối với người dân Mỹ, không chỉ đối với tầng lớp trung lưu mà còn là với mọi tầng lớp".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"
Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình trong khi đó đây là lần thứ 7 của cựu Tổng thống Trump.

Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"

Toàn cảnh quốc tế sáng 11/9: Tranh luận bầu cử Mỹ "nóng rẫy"

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình trong khi đó đây là lần thứ 7 của cựu Tổng thống Trump.

Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump
Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình vào tối 10/9, tuy nhiên, các màn thể hiện trên sân khấu của bà thường nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Phó Tổng thống sẽ dễ dàng để lộ điểm yếu trước đối thủ Donald Trump tại trận "so găng" sắp tới.

Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump

Bà Harris có thể lộ điểm yếu khi tranh luận trực tiếp với ông Trump

VOV.VN - Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tham gia cuộc tranh luận quan trọng nhất trong sự nghiệp chính trị của mình vào tối 10/9, tuy nhiên, các màn thể hiện trên sân khấu của bà thường nhận nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều nhà quan sát lo ngại rằng Phó Tổng thống sẽ dễ dàng để lộ điểm yếu trước đối thủ Donald Trump tại trận "so găng" sắp tới.

Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?
Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Nhiều nhà quan sát nhận định rằng, các cuộc tranh luận Tổng thống khó có ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử cuối cùng. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần đưa ra lời phản bác cho nhận định trên.

Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?

Cuộc tranh luận Harris-Trump sẽ định hình đường đua Tổng thống Mỹ như thế nào?

VOV.VN - Nhiều nhà quan sát nhận định rằng, các cuộc tranh luận Tổng thống khó có ảnh hưởng lớn đến kết quả bầu cử cuối cùng. Tuy nhiên, lịch sử đã nhiều lần đưa ra lời phản bác cho nhận định trên.