Bạo loạn chưa từng có ở Anh do những thông tin sai lệch trên mạng xã hội

VOV.VN - Đợt bùng phát bạo loạn nghiêm trọng nhất tại Anh trong 13 năm qua chưa có dấu hiệu giảm bớt với các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống nhập cư và chống người Hồi giáo ở nhiều thị trấn, thành phố trên toàn quốc.

Tình trạng bạo loạn và bạo lực đường phố bắt đầu vào tuần trước sau khi có thông tin sai sự thật lan truyền trên mạng rằng nghi phạm trong vụ đâm dao tại một lớp học khiêu vũ ở Southport hôm 29/7, khiến 3 trẻ em thiệt mạng và hơn 10 người bị thương là một người Hồi giáo xin tị nạn đến Vương quốc Anh bằng thuyền.  

Cơ quan chức năng của Anh khẳng định nghi phạm sinh ra tại Cardiff thuộc Xứ Wales, Anh và có bố mẹ là người Rwanda. Tuy nhiên làn sóng thông tin sai lệch vẫn xuất hiện trên mạng cho rằng  nghi phạm là “một người Hồi giáo nhập cư”, góp phần củng cố tâm lý cho rằng người nhập cư phải chịu trách nhiệm về vụ đâm dao và dẫn tới việc hàng trăm người tụ tập, tấn công xe cảnh sát, đốt lửa và tấn công một nhà thờ Hồi giáo.

Dù cảnh sát khẳng định vụ tấn công không liên quan đến khủng bố và nghi phạm sinh ra tại Anh nhưng những kẻ bạo loạn vẫn nhắm vào các nhà thờ Hồi giáo và khách sạn nơi những người xin tị nạn từ châu Phi và Trung Đông trú ngụ.

Tại một số thị trấn và thành phố, các nhóm gồm vài trăm kẻ bạo loạn đụng độ với cảnh sát và đập vỡ cửa sổ của các khách sạn nơi những người xin tị nạn từ châu Phi và Trung Đông đang ở, hô vang "hãy đưa họ ra ngoài" và "hãy dừng tàu thuyền", ám chỉ những người di cư đến Anh bằng thuyền nhỏ.

Thủ tướng Anh Keir Starmer mô tả đây là "hành vi côn đồ cực hữu" trong khi cựu Giám đốc Cảnh sát chống khủng bố của Anh Neil Basu, cho biết một số vụ bạo lực đã "vượt qua ranh giới thành chủ nghĩa khủng bố".

Thủ tướng Starmer cho biết hơn 400 người đã bị bắt, 100 người bị buộc tội và dự kiến ​​việc xét xử những người vi phạm sẽ sớm diễn ra.

“Trong vòng một tuần, hệ thống tư pháp hình sự sẽ có phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng. Tôi nghĩ rằng việc gửi một thông điệp trong những trường hợp như thế này là rất quan trọng. Một số người bị bắt giữ sẽ phải ra tòa. Và giờ đây tôi đang mong đợi bản án thích đáng  cho họ  vào cuối tuần này. Điều đó sẽ gửi một thông điệp rất mạnh mẽ đến bất kỳ ai liên quan, trực tiếp hoặc trực tuyến, rằng họ có khả năng sẽ bị xử lý trong vòng một tuần. Người dân không nên tham gia vào tình trạng hỗn loạn này”, ông Starmer nói.

Theo Thủ tướng Anh, các cuộc biểu tình được tổ chức ở nhiều địa điểm khiến việc lập lại trật tự trở nên khó khăn, nhưng ông đã nhận được sự đảm bảo cần thiết rằng cảnh sát có thể đối phó với bất kỳ tình trạng hỗn loạn nào.

Bộ Tư pháp Anh cho biết các phiên tòa sẽ được mở suốt đêm để nhanh chóng đưa những kẻ bạo loạn ra xét xử. Bên cạnh đó, các nhà tù sẽ bố trí thêm hơn 560 phòng giam sớm nhất là vào tuần tới để tiếp nhận các đối tượng tham gia bạo loạn bị kết án. Ngoài ra, khoảng 2.200 cảnh sát chống bạo động sẽ được bổ sung để ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực của các đối tượng cực hữu

Chính phủ Anh cũng thành lập "đội quân thường trực" gồm 6.000 cảnh sát chuyên trách để ứng phó với bất kỳ vụ bùng phát bạo lực nào và cho biết họ sẽ có đủ lực lượng để đối phó với mọi tình trạng bất ổn. Tuy nhiên,  đã có 5 quốc gia hiện ban hành cảnh báo về an toàn và du lịch cho công dân khi tình trạng bạo loạn và mất trật tự đường phố vẫn tiếp diễn ở Vương quốc Anh.

Từ tình trạng bạo loạn hiện nay, chính phủ mới của Anh sẽ phải tìm cách giải quyết 2 vấn đề gai góc, đó là tin giả trên mạng xã hội và vấn đề nhập cư cũng như sự gắn kết xã hội sau khi khi tình trạng hỗn loạn lắng xuống. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh sát Anh chuẩn bị ứng phó với các cuộc bạo loạn
Cảnh sát Anh chuẩn bị ứng phó với các cuộc bạo loạn

VOV.VN - Cảnh sát Anh chuẩn bị ứng phó với các cuộc bạo loạn chống người Hồi giáo tiếp theo trong ngày 7/8 khi các nhóm cực hữu tuyên bố nhắm vào các trung tâm tị nạn và các công ty luật di trú trên khắp cả nước.

Cảnh sát Anh chuẩn bị ứng phó với các cuộc bạo loạn

Cảnh sát Anh chuẩn bị ứng phó với các cuộc bạo loạn

VOV.VN - Cảnh sát Anh chuẩn bị ứng phó với các cuộc bạo loạn chống người Hồi giáo tiếp theo trong ngày 7/8 khi các nhóm cực hữu tuyên bố nhắm vào các trung tâm tị nạn và các công ty luật di trú trên khắp cả nước.

Anh triển khai cảnh sát kiểm soát biểu tình bạo lực, 400 người bị bắt
Anh triển khai cảnh sát kiểm soát biểu tình bạo lực, 400 người bị bắt

VOV.VN - Tối 6/8 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chủ trì cuộc họp thứ hai của Ủy ban khẩn cấp Cobra cùng với các thành viên chủ chốt của Nội các, lãnh đạo quân đội, cảnh sát và quản lý nhà tù để bàn biện pháp ứng phó với các cuộc biểu tình bạo loạn chưa hề có dấu hiệu giảm bớt.

Anh triển khai cảnh sát kiểm soát biểu tình bạo lực, 400 người bị bắt

Anh triển khai cảnh sát kiểm soát biểu tình bạo lực, 400 người bị bắt

VOV.VN - Tối 6/8 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Anh Keir Starmer đã chủ trì cuộc họp thứ hai của Ủy ban khẩn cấp Cobra cùng với các thành viên chủ chốt của Nội các, lãnh đạo quân đội, cảnh sát và quản lý nhà tù để bàn biện pháp ứng phó với các cuộc biểu tình bạo loạn chưa hề có dấu hiệu giảm bớt.

Biểu tình bạo lực lan rộng - thách thức với chính phủ Anh
Biểu tình bạo lực lan rộng - thách thức với chính phủ Anh

VOV.VN - Các cuộc biểu tình, đụng độ an rộng ở nhiều thành phố Anh với sự gia tăng bạo lực chống người Hồi giáo và cộng đồng thiểu số trong đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất tại Anh hơn một thập kỷ qua. Những “mũi nhọn” nhằm vào người nhập cư một lần nữa đặt chính phủ mới của Thủ tướng Starmer trước nhiều thách thức, trong bối cảnh người tiền nhiệm Risisunuc từng thất bại với chính sách nhập cư cứng rắn.

Biểu tình bạo lực lan rộng - thách thức với chính phủ Anh

Biểu tình bạo lực lan rộng - thách thức với chính phủ Anh

VOV.VN - Các cuộc biểu tình, đụng độ an rộng ở nhiều thành phố Anh với sự gia tăng bạo lực chống người Hồi giáo và cộng đồng thiểu số trong đợt bùng phát bạo lực tồi tệ nhất tại Anh hơn một thập kỷ qua. Những “mũi nhọn” nhằm vào người nhập cư một lần nữa đặt chính phủ mới của Thủ tướng Starmer trước nhiều thách thức, trong bối cảnh người tiền nhiệm Risisunuc từng thất bại với chính sách nhập cư cứng rắn.