Bầu cử Quốc hội Iran: Ghi đậm dấu ấn của Tổng thống Rouhani

VOV.VN - Tổng thống Rouhani đã giành ưu thế trong cuộc bầu cử Quốc hội Iran, có điều kiện thuận lợi để thực hiện các cải cách của mình.

Hôm qua (29/4) hàng triệu cử tri Iran đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2 tại nước này. Kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy, các Đảng theo đường lối cải cách và ôn hòa tại Iran đang chiếm ưu thế, phần nào giúp  Tổng thống Hassan Rouhani yên tâm thực hiện các chính sách cởi mở của mình, đặc biệt là trong quan hệ với phương Tây.

Ông Rouhanoi. Ảnh: Telegraph.

Truyền thông Iran hôm nay (30/4)đã công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội vòng 2 tại nước này, theo đó, các Đảng theo đường lối ôn hòa và cải cách, ủng hộ Tổng thống Rouhani giành được ít nhất 30 trên 68 ghế  nghị sĩ được đem ra bầu chọn trong lần bỏ phiếu này. Như vậy nếu kết quả này được xác nhận, cùng với 106 ghế dành được tại vòng bỏ phiếu trước đó diễn ra hôm 26/02, lần đầu tiên Quốc hội 290 ghế tại Iran không còn bị thống trị bởi các đảng theo đường lối bảo thủ  và cũng là lần đầu tiên 2 xu hướng chính trị lớn tại Iran đạt thế cân bằng tại cơ quan lập pháp.

Đặc biệt, tại vòng bỏ phiếu này, ít nhất 3 phụ nữ đã được bầu, cùng với 13 nữ nghị sĩ được bầu ở vòng 1. Như vậy, Quốc hội mới tại Iran sẽ có mặt ít nhất 16 phụ nữ, trong đó 15 nghị sĩ theo đường lối cải cách. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, Quốc hội Iran có số lượng nghị sĩ là nữ đông như lần này.

Dù mức độ chiến thắng của Tổng thống Rouhani vẫn còn phụ thuộc vào lập trường của các nghị sĩ độc lập để biết liệu các đồng minh của Tổng thống Rouhani có giành được thế đa số 146 ghế tại Quốc hội hay không, song có thể nói, những kết quả này đã đánh dấu chiến thắng cá nhân của người đứng đầu Nhà nước Iran.

Kể từ khi lên nắm quyền  hồi năm 2013, ông Rouhani đã cho thấy sự khác biệt  với những người tiền nhiệm khi thể hiện lập trường cởi mở hơn với  phương Tây. 

Kết quả lớn nhất của ông sau hơn 2 năm cầm quyền đó là thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được hồi giữa năm ngoái với nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Đức), chấm dứt hàng thập kỷ Iran phải sống dưới các lệnh trừng phạt, đè nặng lên nền kinh tế đất nước.

Có thể nói, chưa bao giờ trong hàng thập kỷ qua, Iran lại chứng kiến nhiều cuộc thăm viếng của các nhà lãnh đạo phương Tây tới nước này như trong năm nay.

Kết quả bầu cử này nếu được xác nhận sẽ làm hài lòng các nước phương Tây bởi Iran hiện vẫn còn nằm dưới sự giám sát quốc tế thể hiện qua các lệnh cấm vận của Mỹ đối với chương trình tên lửa liên lục địa của nước này.

Đại diện cấp cao  phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini trong chuyến thăm Iran mới đây cũng khẳng định lập trường ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Hát-xan Rouhani.

Bà Federica Mogherini nói: “Liên minh châu Âu sẽ hỗ trợ Iran trong tiến trình xin gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, cũng như tiến hành trao đổi các phái đoàn doanh nghiệp và hợp tác trong lĩnh vực tài chính, du lịch, dệt  may và nông nghiệp. Mục tiêu của chúng tôi là  đưa Iran trở thành một đối tác thương mại chính. Về năng lượng, chúng tôi cũng nhất trí tiến hành đối thoại và hợp tác chặt chẽ hơn với Iran. Dầu mỏ và khí đốt của Iran sẽ trở thành  một phần quan trọng của cơ cấu năng lượng tại châu Âu. Mặt khác, Liên minh châu Âu cũng sẽ hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm giúp Iran tăng cường năng lực sản xuất và hiệu quả năng lượng.”

Kết quả bầu cử chính thức sẽ được công bố trong ngày hôm nay và Quốc hội mới sẽ họp phiên đầu tiên vào cuối tháng 5 tới để bầu ra người đứng đầu. Được đánh giá là một sự kiện quan trọng mang tính lịch sử sau khi Iran và phương Tây đạt được thỏa thuận hạt nhân,  cuộc bầu  cử Quốc hội tại Iran lần này sẽ định hình tương lai của nước Cộng hòa Hồi giáo này trong ít nhất một thập kỷ tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran
Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

Kỹ thuật đảo chính của tình báo Mỹ tại Iran

VOV.VN - Lịch sử quốc gia Tây Á này có lẽ đã sang một ngả khác nếu không có sự can thiệp sắc lẹm của CIA vào mùa thu năm 1953.

Iran nhìn từ bên trong
Iran nhìn từ bên trong

(VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn.

Iran nhìn từ bên trong

Iran nhìn từ bên trong

(VOV) - Những bức ảnh dưới đây cho ta góc nhìn mới về xứ sở Ba Tư huyền bí đầy lôi cuốn.

Tổng thống Syria Assad từ chối lời mời tị nạn của Iran
Tổng thống Syria Assad từ chối lời mời tị nạn của Iran

VOV.VN - Giới chức Iran vừa đưa ra gợi ý sẵn sàng cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad được tị nạn nếu cần thiết.

Tổng thống Syria Assad từ chối lời mời tị nạn của Iran

Tổng thống Syria Assad từ chối lời mời tị nạn của Iran

VOV.VN - Giới chức Iran vừa đưa ra gợi ý sẵn sàng cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad được tị nạn nếu cần thiết.

Kỷ nguyên mới quan hệ Iran-Trung Quốc liệu có đe dọa lợi ích của Nga?
Kỷ nguyên mới quan hệ Iran-Trung Quốc liệu có đe dọa lợi ích của Nga?

VOV.VN -Vẫn còn quá sớm để nói về một mối đe dọa từ phía Trung Quốc đối với các dự án hạt nhân của Nga tại Iran, song đã có "dấu hiệu tiêu cực".

Kỷ nguyên mới quan hệ Iran-Trung Quốc liệu có đe dọa lợi ích của Nga?

Kỷ nguyên mới quan hệ Iran-Trung Quốc liệu có đe dọa lợi ích của Nga?

VOV.VN -Vẫn còn quá sớm để nói về một mối đe dọa từ phía Trung Quốc đối với các dự án hạt nhân của Nga tại Iran, song đã có "dấu hiệu tiêu cực".

Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?
Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?

VOV.VN - Dù không “trực tiếp tham chiến” như các lực lượng của Nga hay Mỹ nhưng Iran có vai trò “đặc biệt” trong cuộc chiến Syria.

Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?

Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?

VOV.VN - Dù không “trực tiếp tham chiến” như các lực lượng của Nga hay Mỹ nhưng Iran có vai trò “đặc biệt” trong cuộc chiến Syria.