Bầu cử tổng thống Mỹ: 98 triệu cử tri đã bỏ phiếu, vậy còn ai chưa đi bầu cử?

VOV.VN - Sau nhiều tuần ghi nhận con số kỷ lục các cử tri đi bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư tại nhiều bang, có một câu hỏi quan trọng: còn những ai sẽ đi bỏ phiếu trong Ngày Bầu cử 3/11?

Tính đến tối 2/11 theo giờ địa phương (tức sáng 3/11 theo giờ Việt Nam), hơn 98 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm trực tiếp hoặc qua thư. Con số này tương đương 70% tổng số cử tri đi bỏ phiếu cách đây 4 năm. Điều này khiến các quan chức bầu cử, các chiến dịch và dư luận nói chung đang phân vân liệu lưu lượng người đi bỏ phiếu sẽ như thế nào trong ngày 3/11.

98 triệu cử tri đã bỏ phiếu, ngày 3/11 sẽ còn những ai?

Ở Texas, Hawaii và Montana, số cử tri bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư đã vượt tổng số cử tri đi bầu cử năm 2016, do đó những bang này có thể sẽ chứng kiến lưu lượng cử tri thấp trong Ngày 3/11.

Các bang khác chứng kiến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sớm thấp hơn có thể thấy trước lưu lượng cử tri khá đông đúc trong Ngày Bầu cử.

Trong số các bang chiến địa, số lượng cử tri bỏ phiếu sớm ở Pennsylvania chỉ đạt mốc 40% của năm 2016 tính đến ngày 2/11, Ohio và Michigan đều ở mức 60%.

Tại Michigan, ngày 2/11 vẫn ghi nhận rất đông các cử tri đi bỏ phiếu sớm, ở Detroit và các thành phố khác.

Ở các bang khác, các quan chức bầu cử cho biết, họ đã phải đối mặt với số lượng lớn các cử tri trong những tuần, nhưng họ không chắc mọi việc sẽ như thế nào trong ngày 3/11.

Tính đến tối 2/11, bang Georgia đã có 3,9 triệu cử tri đã bỏ phiếu sớm. Tính đến ngày 31/10, phần lớn trong số 10 quận đông dân nhất của bang đã gửi lại hơn 2/3 lượng phiếu bầu qua thư được phát đi.

Giám đốc văn phòng bầu cử quận Fulton Richard Barron nói rằng ở một số khu vực trong quận, nơi có thị trấn Atlanta, hơn 80% cử tri đăng ký đã bỏ phiếu trực tiếp hoặc bỏ phiếu qua thư.

“Con số này thật đáng kinh ngạc”, Barron nói. Giống như các quan chức bầu cử khác, Barron cũng thận trọng rằng, ngày 3/11 vẫn có thể chứng kiến đông người đi bỏ phiếu và những hàng dài chờ đợi. Theo ông, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu năm nay sẽ ở mức kỷ lục, do nhiều người quan tâm tới cuộc đua vào Nhà Trắng giữa Tổng thống Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

“Tháng 6 vừa qua đã cho chúng ta thấy tổ chức một cuộc bầu cử giữa đại dịch là điều khó khăn tới mức nào, nhưng tôi nghĩ nó cũng giúp chúng ta được chuẩn bị cho những gì còn nằm ở phía trước”, Barron nói.

Nhiều người vẫn lo lắng về khối lượng các lá phiếu vắng mặt chưa được gửi lại trong khi đó, một số dịch vụ bưu chính ở các số bang chiến địa đã thông báo về khả năng chậm trễ. Tại Homestead, Florida, các nhà điều hành Dịch vụ Bưu điện thông báo rằng có 62 phiếu bầu qua thư bị lẫn trong số 180.000 lá thư tồn đọng vào cuối tuần qua.

Theo Dự án Bầu cử Mỹ, tính đến chiều 2/11, ước tính 29,9 triệu lá phiếu vắng mặt mà cử tri yêu cầu vẫn chưa được chuyển lại. Chiến dịch tranh cử của cả ông Trump và ông Biden đều thúc giục cử tri gửi lại các lá phiếu sớm nhất có thể và tốt nhất là nên tự mang tới nộp để đảm bảo kịp thời hạn để chúng được tính.

Nhiều cử tri đổi ý, muốn bỏ phiếu trực tiếp

Các quan chức bầu cử cho biết, trong rất nhiều trường hợp, các cử tri đề nghị phiếu vắng mặt nhưng sau đó đổi ý không muốn bỏ phiếu qua thư.

Ví dụ ở quận Harris, Texas, khoảng một nửa trong số 90.000 lá phiếu vắng mặt không được gửi lại do cử tri đã đổi ý và lựa chọn hình thức bỏ phiếu trực tiếp.

Ở Florida, nơi 135 triệu phiếu bầu qua thư phát đi không được gửi lại, nhà tư vấn đảng Cộng hòa Rick Wilson ước tính số cử tri đổi ý muốn bỏ phiếu trực tiếp sẽ chiếm một nửa con số đó.

Tuy nhiên, ở một số bang, sẽ rất khó khăn cho các cử tri khi muốn thay đổi cách thức bỏ phiếu. Ở Nam Carolina, khoảng 35.000 phiếu bầu qua thư phát đi chưa được gửi lại tính đến chiều 2/11. Các cử tri ở Nam Carolia cần phải gửi lại những lá phiếu qua thư này trước 19h tối hoặc bỏ những lá phiếu lâm thời với điều kiện họ tuyên thệ là chưa nhận được những lá phiếu qua thư đó.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy phần lớn các cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa có kế hoạch bỏ phiếu trực tiếp trong Ngày bầu cử, trong khi phần lớn cử tri ủng hộ đảng Dân chủ nói họ có kế hoạch bỏ phiếu sớm, qua thư hoặc trực tiếp.

Ở những bang theo dõi cử tri đăng ký theo đảng, dữ liệu bỏ phiếu sớm cho thấy đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế, dù ở một số bang, đặc biệt là Florida, ưu thế đó bị thu hẹp đáng kể khi thời hạn bỏ phiếu sớm kết thúc ngày 1/11.

Việc ông Trump có thu hẹp được khoảng cách ở các bang còn lại hay không, trong đó có các bang chiến địa Pennsylvania và Bắc Carolina, bằng cách thu hút đám đông những người ủng hộ trong ngày 3/11 hay không, sẽ quyết định người chiến thắng sau cùng của cuộc bầu cử.

“Tôi sẽ không cảm thấy tự tin cho đến khi các con số thực sự được công bố”, Kelvin Veecher, 47 tuổi ở tây Detroit cho biết khi đi bỏ phiếu ngày 2/11.

Thách thức từ những đám đông và quá trình kiểm phiếu

Việc tập trung đông người ở các điểm bỏ phiếu cũng sẽ dấy lên thách thức bảo vệ cử tri cũng như các nhân viên bầu cử trước nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

“Chúng tôi tin tưởng rằng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sẽ rất cao tính đến đêm ngày bầu cử. Chúng tôi chỉ ghi nhận hơn 50% cử tri đi bỏ phiếu sớm. Rất nhiều người dân địa phương ở Michigan muốn bỏ phiếu trực tiếp, đó là truyền thống quan trọng ở đây”, Quentin Turner, người điều hành chiến dịch bảo vệ cử tri ở Michigan nói.

Tại một trung tâm bỏ phiếu ở Lansing, Michigan ngày 2/11, các cử tri không phải lúc nào cũng tuân thủ hướng dẫn về đảm bảo giãn cách.

“Chúng tôi chỉ có thể khuyến khích cử tri thực hiện các quy tắc phòng chống dịch chứ không thể bắt ép họ”, Chris Swope quan chức thành phố cho biết.

Với số lượng cử tri bỏ phiếu qua thư năm nay tăng kỷ lục, đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các cơ quan bầu cử trong việc kiểm phiếu. Nhiều người cho rằng, kết quả sẽ không có ngay trong đêm 3/11.

Ngày 2/11, một số bang đã bắt đầu xử lý phiếu bầu qua thư nhưng chưa kiểm phiếu, trong đó có Michigan, nơi mà cơ quan lập pháp cho phép một số khu vực có hơn 25.000 dân bắt bắt đầu xử lý phiếu bầu vắng mặt trước ngày bầu cử.

Bắt đầu từ 7h sáng ngày 3/11, các nhân viên bầu cử sẽ bỏ phiếu bầu qua thư ra khỏi phong bì niêm phong kín và kiểm phiếu bằng máy.

Tổng chưởng lý Wisconsin, ông Josh Kaul nói rằng luật của bang Wisconsin không cho phép kiểm phiếu trước Ngày bầu cử. Điều này có nghĩa là việc kiểm phiếu có thể tiếp tục trong ngày 4/11 thậm chí vài ngày sau đó.

“Đó không phải là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó sai sót trong quá trình kiểm phiếu, mà cho thấy quy trình đang được thực hiện nghiêm túc, các nhân viên tuân thủ pháp luật và mọi lá phiếu hợp lệ đều được kiểm đếm”, ông Kaul nói.

Trong khi đó nhiều cử tri vẫn muốn biết kết quả ngay trong đêm bầu cử.

“Tôi cảm thấy căng thẳng. Chúng tôi chắc chắn sẽ không ngủ đêm 3/11”, Daruis Smith, 26 tuổi nói khi anh xếp hàng chờ bỏ phiếu sớm ở Dayton, Ohio cùng với vợ Marissa Smith./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những mốc thời gian quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ năm 2020
Những mốc thời gian quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ năm 2020

VOV.VN - Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Những mốc thời gian quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ năm 2020

Những mốc thời gian quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ năm 2020

VOV.VN - Dưới đây là những mốc thời gian quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

Quyền lực của Đại cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống Mỹ
Quyền lực của Đại cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống Mỹ

VOV.VN - Trong lịch sử Mỹ, có 5 lần người đắc cử tổng thống ít phiếu phổ thông hơn người thất cử và gần đây nhất là trường hợp ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Quyền lực của Đại cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống Mỹ

Quyền lực của Đại cử tri đoàn trong bầu cử tổng thống Mỹ

VOV.VN - Trong lịch sử Mỹ, có 5 lần người đắc cử tổng thống ít phiếu phổ thông hơn người thất cử và gần đây nhất là trường hợp ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000
Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000

VOV.VN - Kịch bản kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay nhiều khả năng sẽ giống như ở bang chiến địa Florida cách đây 20 năm.

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 sẽ kịch tính như Florida năm 2000

VOV.VN - Kịch bản kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay nhiều khả năng sẽ giống như ở bang chiến địa Florida cách đây 20 năm.