Bé gái Pakistan đòi quyền đi học nhận giải thưởng nhân quyền

VOV.VN - Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time bầu chọn “Nhân vật của năm”.

Bé gái Pakistan Malala Yousafzai, người đã bị Taliban bắn vào đầu năm 2012 vì kêu gọi bảo vệ quyền được giáo dục cho trẻ em gái và phụ nữ, vừa được nhận giải thưởng dành cho người bảo vệ nữ quyền trong chiến tranh và xung đột.

Ngày 4/10, cô bé 16 tuổi đã được nhận Giải thưởng nhân quyền Anna Politkovskaya năm 2013 của Tổ chức Reach All Women in WAR (RAW in WAR) tại lễ kỷ niệm ở Trung tâm Southbank ở London

Cô bé Malala nhận Giải thưởng về nhân quyền ở London ngày 4/10 (Ảnh: Press TV)

Malala được coi là vô cùng dũng cảm khi dám nói ra, trong khi mọi người không dám, để nói với những phụ nữ và trẻ em gái rằng cô bé có một niềm tin mãnh liệt trong việc thúc đẩy quyền được giáo dục đối với phụ nữ và các trẻ em gái.

Tổ chức “Reach all Women in War” - một tổ chức nhân quyền tập trung vào việc ngăn chặn bạo lực đối với các phụ nữ trong chiến tranh và xung đột - đã lập ra "Giải thưởng Anna Politkovskaya" năm 2007 nhằm tôn vinh các phụ nữ hoạt động nhân quyền, những người sống một cuộc sống dũng cảm và nói lên sự thật, đối mặt với hiểm nguy nghiêm trọng, đứng về phía các nạn nhân của cuộc xung đột, thường chịu nguy hiểm cá nhân lớn lao. Giải thưởng Anna Politkovskaya, mang tên  một nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền người Nga, nổi tiếng về các phóng sự phản đối cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai.

Ngày 25/9, Malala cũng đã vinh dự nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton, trong một buổi lễ đặc biệt tại New York (Mỹ). Cùng ngày, Malala đã có bài phát biểu ở trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thúc đẩy cơ hội học tập cho mọi trẻ em. Cô bé nhấn mạnh giáo dục là nền tảng có thể làm thay đổi cả thế giới.

“Hãy để chúng tôi được cầm sách và bút. Đó là những thứ “vũ khí” hữu hiệu nhất đối với chúng tôi. Chỉ một đứa trẻ, một người thầy, một chiếc bút và một quyển sách có thể làm thay đổi cả thế giới. Giáo dục là giải pháp duy nhất”, đó là những gì mà cô bé 16 tuổi đã phát biểu trước Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon và hơn 1.000 nhà lãnh đạo trẻ từ hơn 100 quốc gia trên thế giới tham dự .

Ngày 9/10/2012, Malala bị nhóm phiến quân Taliban ở Pakistan bắn vào đầu ở khu vực thị trấn Mingora khi đang vận động quyền được đi học cho các trẻ em gái và phụ nữ ở trên quê hương mình, thung lũng Swat,thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.

Lần phát biểu ở trụ sở Liên Hợp Quốc cũng là lần đầu tiên cô bé xuất hiện trước công chúng kể từ sau vụ tai nạn. Nỗ lực tạo sự thu hút của toàn cầu đối với vấn đề giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái của cô bé 16 tuổi đã được ghi nhận. “Họ cũng sẽ bắn các bạn bè của tôi. Họ nghĩ rằng những viên đạn đó có thể buộc chúng tôi phải im lặng. Nhưng họ đã nhầm. Chúng tôi không im lặng mà cất lên cả ngàn tiếng nói”, Malala nói.

“Những kẻ khủng bố nghĩ rằng họ sẽ buộc tôi phải thay đổi mục tiêu và dừng tham vọng, nhưng họ phải biết rằng không có gì có thể thay đổi cuộc sống của tôi, ngoại trừ sự yếu đuối, nỗi sợ hãi, tuyệt vọng. Sức mạnh và lòng can đảm được sinh ra”, Malala tuyên bố. Malala nhấn mạnh, giáo dục là cách duy nhất để cải thiện cuộc sống.

Malala cũng vừa được đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm 2013, khẳng định cô đã và sẽ tiếp tục đấu tranh cho nữ quyền bởi “họ là những người phải chịu đựng nhiều nhất”.

Một ngày sau khi bị bắn vào đầu, các bác sĩ phẫu thuật ở Peshawar đã lấy được viên đạn ra khỏi hộp sọ của Malala. Sau đó cô bé được chuyển tới một bệnh viện quân đội ở Rawalpindi điều trị đặc biệt. Không lâu sau đó, cô bé được chuyển tới Bệnh viện Queen Elizabeth ở Birmingham, Anh sau khi các bác sĩ Pakistan hội chẩn cô bé cần được điều trị chấn thương ở hộp sọ và phục hồi chức năng thần kinh.

Cô bé cũng đã đã trải qua cuộc phẫu thuật hộp sọ và tai kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ tại bệnh viện Nữ hoàng Elizabeth ở Birmingham vào ngày 2/2, và rời bệnh viện vào ngày 7 sau khi các bác sĩ khẳng định cô bé đã đủ khỏe để xuất viện. Trong lần phẫu thuật này, bác sĩ đã thay thế một phần hộp sọ của Malala bằng một tấm titan và chèn một ốc tai điện tử trong tai trái của cô bé để phục hồi thính giác. 

Tháng 12/2012, Pakistan và UNESCO đã công bố khởi động Kế hoạch Malala với mục tiêu toàn bộ trẻ em gái trên thế giới sẽ được đến trường vào cuối năm 2015.

Tuy nhiên, hiện trên thế giới vẫn còn tới 57 triệu trẻ em không có được cơ hội đến trường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trả thù chính trị nhằm vào một trường học ở Pakistan
Trả thù chính trị nhằm vào một trường học ở Pakistan

(VOV) - Ít nhất 7 trẻ em bị thương, một số em trong tình trạng nguy kịch.

Trả thù chính trị nhằm vào một trường học ở Pakistan

Trả thù chính trị nhằm vào một trường học ở Pakistan

(VOV) - Ít nhất 7 trẻ em bị thương, một số em trong tình trạng nguy kịch.

Thiếu nữ Pakistan thách thức Taliban về quyền đi học
Thiếu nữ Pakistan thách thức Taliban về quyền đi học

(VOV) - Phát biểu tại LHQ, bé gái tuyên bố hành động đe dọa của Taliban sẽ không ngăn được trẻ em gái Pakistan đến trường.

Thiếu nữ Pakistan thách thức Taliban về quyền đi học

Thiếu nữ Pakistan thách thức Taliban về quyền đi học

(VOV) - Phát biểu tại LHQ, bé gái tuyên bố hành động đe dọa của Taliban sẽ không ngăn được trẻ em gái Pakistan đến trường.

Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton
Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton

VOV.VN-Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time của Mỹ bầu chọn “Nhân vật của năm”.

Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton

Bé gái Pakistan nhận Giải thưởng Công dân Toàn cầu Clinton

VOV.VN-Malala cũng là người trẻ tuổi nhất được đề cử giải Nobel Hòa bình và được tạp chí Time của Mỹ bầu chọn “Nhân vật của năm”.