Biến đổi khí hậu là thách thức xã hội lớn nhất của Australia thế kỷ 21

VOV.VN - Một báo cáo mới công bố cho thấy, mực nước biển đang dâng cao khiến cho một số vùng thuộc bang Tây Australia đang dần chìm dưới nước.

Không chỉ riêng bang này, nhiều vùng lãnh thổ khác của Australia cũng lâm vào tình cảnh tương tự khiến cho nước này phải đối mặt với thách thức xã hội vô cùng lớn. Cơ quan khí quyển và đại dương Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy, với tốc độ tan băng nhanh chóng tại Greenland và Nam Cực, ngày càng nhiều khả năng cho thấy mực nước biển có thể dâng cao thêm 2,7m vào cuối thế kỷ này, thay vì 74 cm như dự đoán trước đó.

Ảnh minh họa: Internet.

Trước thực tế băng tan nhanh hơn dự đoán, Cơ quan rủi ro ven biển Australia cũng đang đặt tình huống giả định khi thủy triều lên cao hơn 2m so với mực nước biển. Trong các tình huống này, một số vùng lãnh thổ của bang Tây Australia, trong đó có cả 2 vùng nằm ở trung tâm thành phố Perth như Elizabeth Quay và công viên Langley Park đều bị nước biển nhấn chìm. Giáo sư John Church thuộc Trung tâm nghiên cứu Biến đổi khí hậu cho biết, mực nước biển dâng cao sẽ khiến cho khu phố cổ nằm bên bờ biển Fremantle phải đối phó với tình trạng lụt lội nhiều gấp 3 lần so với những gì diễn ra trong thế kỷ 20.

Thị trưởng thành phố Rockingham và cũng là Chủ tịch Hiệp hội Hội đồng duyên hải Australia Barry Sammels cho biết: “Có nhiều người nói rằng vấn đề này sẽ không làm ảnh hưởng tới họ và còn lâu điều này mới xảy ra song thực tế là nó đang diễn ra”. Ông Barry Sammels dự báo, mực nước biển dâng cao sẽ “tác động tới giá nhà và có thể ảnh hưởng tới du lịch”.

Không chỉ riêng bang Tây Australia, nhiều vùng lãnh thổ khác của nước này cũng sẽ dần bị nước biển nhấn chìm. Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia đăng trên tạp chí khoa học Quanternari dự báo, 2,12 triệu km vuông đất đai của Australia sẽ bị ngập dưới nước. Và khi người dân bị dồn vào sống trong một diện tích bị thu hẹp tới 22% thì sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội. Trước viễn cảnh này, các nhà khoa học cho rằng, chính quyền cần có tầm nhìn để xây dựng chiến lược xã hội, định cư và sinh hoạt mới. Và đây được coi là thách thức xã hội lớn nhất đối với Australia trong thế kỷ 21./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến đổi khí hậu khiến các bệnh lây nhiễm lan rộng hơn
Biến đổi khí hậu khiến các bệnh lây nhiễm lan rộng hơn

VOV.VN - Hiệp hội y khoa Australia hôm nay (3/9) lần đầu tiên khẳng định, biến đổi khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Biến đổi khí hậu khiến các bệnh lây nhiễm lan rộng hơn

Biến đổi khí hậu khiến các bệnh lây nhiễm lan rộng hơn

VOV.VN - Hiệp hội y khoa Australia hôm nay (3/9) lần đầu tiên khẳng định, biến đổi khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình Dương
Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình Dương

VOV.VN - Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại Australia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một báo cáo cho biết.

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình Dương

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình Dương

VOV.VN - Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại Australia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một báo cáo cho biết.

Australia cam kết chống biến đổi khí hậu nhưng vẫn dùng than đá
Australia cam kết chống biến đổi khí hậu nhưng vẫn dùng than đá

VOV.VN - Australia sẽ tiếp tục đầu tư nhiều cho chống biến đổi khí hậu nhưng than đá hiện vẫn là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với nước này.

Australia cam kết chống biến đổi khí hậu nhưng vẫn dùng than đá

Australia cam kết chống biến đổi khí hậu nhưng vẫn dùng than đá

VOV.VN - Australia sẽ tiếp tục đầu tư nhiều cho chống biến đổi khí hậu nhưng than đá hiện vẫn là nguồn tài nguyên rất quan trọng đối với nước này.