BRICS tìm kiếm sự cân bằng trong cán cân chính trị - kinh tế toàn cầu

VOV.VN - “Tạo ra sự cân bằng trong cán cân toàn cầu” - đó là mục tiêu và thông điệp mà các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi BRICS muốn đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh vừa kết thúc ngày hôm qua tại thành phố Kazan, Nga. 

Sự tham gia BRICS 2024 của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế cho thấy khối này đang trở thành một cơ chế đa phương có ảnh hưởng.

Đây cũng là hội nghị đầu tiên của BRICS theo định dạng mở rộng gồm 9 nước - Brazil, Liên bang Nga, Ấn Độ, Trung Quốc Nam Phi, Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 đặt ra rất nhiều tham vọng, từ đặt ra đường hướng phát triển của nhóm, lập trường về các vấn đề toàn cầu, lệnh trừng phạt đến  giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực, bao gồm ở Ukraine và Trung Đông. Điều này thể hiện qua Tuyên bố chung Kazan dài 43 trang với 134 điểm. Mục tiêu then chốt của BRICS là tạo ra một kỷ nguyên mới của nhóm, cân bằng trong cán cân quyền lực thế giới. Theo các nhà lãnh đạo BRICS, thế giới đang trở nên hỗn loạn làm suy yếu sự phát triển của các quốc gia. Đã đến lúc BRICS cần phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh: "Khi thế giới bước vào một giai đoạn mới được định nghĩa bởi sự hỗn loạn và biến đổi, chúng ta phải đối mặt với những lựa chọn then chốt. Chúng ta có nên để thế giới rơi vào vực thẳm của sự hỗn loạn và mất trật tự, hay chúng ta nên cố gắng đưa thế giới trở lại con đường hòa bình và phát triển? Thời đại của chúng ta càng hỗn loạn, chúng ta càng phải kiên định ở tuyến đầu, thể hiện sự kiên trì để tiên phong, sự khôn ngoan để thích nghi, để cùng nhau viết nên một chương mới về sự phát triển chất lượng cao, nâng hiệu quả hợp tác BRICS lớn hơn".

Các nước BRICS cho rằng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố then chốt của nhóm này. Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo BRICS lần đầu tiên nhất trí nới lỏng thương mại giữa các nước, giảm sự phụ thuộc vào đồng đôla thông qua cải cách thể chế Bretton Wood, là một hệ thống quan hệ tiền tệ dùng đồng đôla Mỹ và tăng cường sự đóng góp của các nước đang phát triển vào nền kinh tế thế giới. 

“Mũi dao” đa phương của Nga rạch đứt lưới bao vây của phương Tây như thế nào?

VOV.VN - Các lực lượng phương Tây không úp mở ý đồ bao vây về mặt chính trị và kinh tế đối với Nga, đặc biệt sau khi nổ ra xung đột Ukraine. Truyền thông phương Tây cũng nói rằng Nga đang bị cô lập nặng nề. Nhưng Thượng đỉnh BRICS 2024 đã cho thấy “mũi dao” ngoại giao đa phương của Tổng thống Putin lợi hại như thế nào.

Tổng thống Nga Vladimia Putin cho rằng, BRICS cần phải là nhóm đi đầu trong nỗ lực hỗ trợ các quốc gia đang phát triển tìm lại tiếng nói của mình. Ông nói: "Gánh nặng nợ nần kinh niên vẫn tiếp tục gia tăng ở các nước phát triển. Việc thực hành các lệnh trừng phạt đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và cạnh tranh không lành mạnh đang gia tăng. Và kết quả trực tiếp là sự phân mảnh của thương mại quốc tế và thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Biến động giá hàng hóa ở mức cao. BRICS cần kích hoạt hợp tác trong các lĩnh vực như như công nghệ, giáo dục, phát triển nguồn lực hiệu quả, thương mại và hậu cần, tài chính và bảo hiểm. Chúng tôi đề xuất tạo ra một nền tảng đầu tư BRICS mới , sẽ trở thành một công cụ mạnh mẽ để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia đang phát triển, cũng như cung cấp nguồn tài chính cho các quốc gia ở Nam và Đông Bán cầu”.

Các nhà lãnh đạo BRICS lên tiếng ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở và công bằng với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc cung cấp chế độ đặc biệt cho các nước đang phát triển. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho rằng: "Chúng tôi hoan nghênh những nỗ lực nhằm tăng cường hội nhập tài chính giữa các nước BRICS. Các thỏa thuận về cải cách WTO, tạo thuận lợi thương mại trong nông nghiệp, chuỗi cung ứng linh hoạt, thương mại điện tử và các khu kinh tế đặc biệt giữa các nước BRICS sẽ tăng cường hợp tác kinh tế của tất cả các nước, trong đó đặc biệt phải kể đến BRICS." 

Sức mạnh của BRICS đang lớn dần khi ngày càng có nhiều quốc gia quan tâm và muốn xin gia nhập vào cơ chế hợp tác này. Theo một đánh giá của Bloomberg đưa cuối năm ngoái, tỷ trọng GDP của BRICS sẽ gấp đôi G7 vào năm 2040. Sự lớn mạnh của BRICS sẽ khiến cán cân quyền lực Đông - Tây thay đổi. Nhiều chuyên gia chính trị nhận định, để nói về việc cân bằng trật tự về mặt chính trị, hệ thống tài chính trong một thế giới đa cực thì "tư cách thành viên BRICS” có giá trị quan trọng, có nhiều cơ hội mang lại về mặt ảnh hưởng giữa các thành viên và thậm chí trên toàn cầu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghị BRICS: Đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây
Hội nghị BRICS: Đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc ngày 22/10 với sự tham gia của nguyên thủ các cường quốc như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…. tại thành phố Kazan của Nga. Nga hy vọng sẽ biến  khối BRICS thành liên minh đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Hội nghị BRICS: Đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây

Hội nghị BRICS: Đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh BRICS khai mạc ngày 22/10 với sự tham gia của nguyên thủ các cường quốc như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ…. tại thành phố Kazan của Nga. Nga hy vọng sẽ biến  khối BRICS thành liên minh đối trọng với ảnh hưởng của phương Tây trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Tăng cường mối quan hệ Nga – Trung Quốc
Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Tăng cường mối quan hệ Nga – Trung Quốc

VOV.VN - Bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại thành phố Kazan của Nga ngày 22/10, diễn ra hàng loạt cuôc gặp song phương giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đối tác. Đáng chú ý, cuộc gặp giữa ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ tinh thần của hội nghị BRICS năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Tăng cường mối quan hệ Nga – Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh BRICS: Tăng cường mối quan hệ Nga – Trung Quốc

VOV.VN - Bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra tại thành phố Kazan của Nga ngày 22/10, diễn ra hàng loạt cuôc gặp song phương giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và các đối tác. Đáng chú ý, cuộc gặp giữa ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện rõ tinh thần của hội nghị BRICS năm nay.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 và các phiên họp toàn thể
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 và các phiên họp toàn thể

VOV.VN - Hôm nay (23/10) là ngày làm việc thứ 2 và cũng là ngày làm việc quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 đang diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp, làm việc với các lãnh đạo cao cấp và các tập đoàn kinh tế lớn của Nga.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 và các phiên họp toàn thể

Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 và các phiên họp toàn thể

VOV.VN - Hôm nay (23/10) là ngày làm việc thứ 2 và cũng là ngày làm việc quan trọng của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 đang diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp, làm việc với các lãnh đạo cao cấp và các tập đoàn kinh tế lớn của Nga.