Bước đi chiến lược của Mỹ khi viện trợ vũ khí cho Ukraine theo cơ chế mới

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (10/7) bất ngờ tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, nhưng theo cơ chế mới - đó là cung cấp gián tiếp qua NATO và được NATO trả toàn bộ chi phí.

Đây được coi là bước đi chiến lược của Mỹ, ẩn chứa nhiều toan tính chính trị, vừa gây sức ép lên Nga, vừa buộc đồng minh phương Tây phải chia sẻ trách nhiệm tài chính nhiều hơn. Dù Mỹ “đảo chiều” chính sách viện trợ vũ khí cho Ukraine, song các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga vẫn tiếp tục diễn ra và được đánh giá là đang đúng hướng.

Trả lời phỏng vấn NBC news, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua tiết lộ về một thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng trước là Mỹ sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine thông qua NATO và khối liên minh quân sự này sẽ trả 100% chi phí cho Mỹ.

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng bày tỏ sự thất vọng với Nga vì nước này đang đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào Ukraine; cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố quan trọng với Nga vào ngày 14/7.

Dù không nêu chi tiết, song tuyên bố của Tổng thống Donald Trump tạo ra nhiều đồn đoán, đặc biệt là sau khi ông cho biết đang cân nhắc ủng hộ dự luật trừng phạt Nga, bao gồm đề xuất áp thuế cao đối với các đối tác thương mại của Nga.

Tuy nhiên, tuyên bố của Tổng thống Mỹ vào tuần tới cũng được suy đoán theo chiều hướng tích cực hơn, khi hôm qua, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhận được “cách tiếp cận mới và khác biệt” để giải quyết cuộc xung đột Ukraine từ người đồng cấp Nga Sergey Lavrov trong cuộc gặp kéo dài gần 1 giờ đồng hồ tại Malaysia ngày hôm qua. Ngoại trưởng Mỹ cho biết, ông sẽ trình đề xuất của Nga lên Tổng thống Mỹ Donald Trump để xem xét:

“Tôi sẽ không mô tả chi tiết cuộc trò chuyện của tôi với Ngoại trưởng Nga. Tôi đã nói chúng tôi đã dành nhiều thời gian và công sức cho vấn đề này mà vẫn chưa thấy đủ tiến triển. Chúng tôi cần thấy một lộ trình hướng tới tương lai về cách thức chấm dứt xung đột này. Sau đó, tôi và Ngoại trưởng Nga đã chia sẻ một số ý tưởng về việc điều đó có thể diễn ra như thế nào. Tôi nghĩ đó là một cách tiếp cận mới mẻ và khác biệt. Một lần nữa, tôi không cho rằng điều đó sẽ đảm bảo hòa bình, nhưng đó là một khái niệm mà tôi sẽ trình bày lại với Tổng thống hôm nay”.

Phía Nga xác nhận hai bên đã có các cuộc trao đổi “thẳng thắn và thực chất”, không chỉ về Ukraine mà còn về Iran, Syria và các vấn đề toàn cầu khác.

Trong khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và Mỹ gặp nhau ở Malaysia, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã tới Rome, Italy tham dự Hội nghị tái thiết Ukraine để kêu gọi các đồng minh tăng cường hỗ trợ chính trị và quân sự cho quốc gia Đông Âu này. Trong khuôn khổ hội nghị, một cuộc họp của Liên minh tự nguyện gồm 30 quốc gia đang bàn việc triển khai quân tới Ukraine trong tương lai để giám sát thỏa thuận hòa bình Nga - Ukraine nếu hai bên đạt được. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lần đầu tiên cử đại diện tham dự cuộc họp này, đánh dấu bước thay đổi chiến lược rõ rệt, cùng việc viện trợ vũ khí trở lại cho Ukraine.

Theo các nguồn thạo tin, Tổng thống Trump sẽ sử dụng quyền đặc biệt của Tổng thống để viện trợ vũ khí trực tiếp cho Ukraine, mà không thông qua Quốc hội. Các nguồn cho biết, gói viện trợ đầu tiên trị giá ước tính khoảng 300 triệu USD có thể gồm tên lửa phòng thủ Patriot và vũ khí tấn công tầm trung. Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết khối này đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để tăng cường hỗ trợ Ukraine.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Sĩ quan tình báo Ukraine bị “ám sát” giữa thủ đô Kiev
Sĩ quan tình báo Ukraine bị “ám sát” giữa thủ đô Kiev

VOV.VN - Giới chức Ukraine cho hay, một sĩ quan của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã bị ám sát bằng súng tại Kiev vào sáng 10/7.

Sĩ quan tình báo Ukraine bị “ám sát” giữa thủ đô Kiev

Sĩ quan tình báo Ukraine bị “ám sát” giữa thủ đô Kiev

VOV.VN - Giới chức Ukraine cho hay, một sĩ quan của Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã bị ám sát bằng súng tại Kiev vào sáng 10/7.

Ông Trump có thể sử dụng quyền đặc biệt để viện trợ vũ khí cho Ukraine
Ông Trump có thể sử dụng quyền đặc biệt để viện trợ vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, ông Trump có thể sẽ lần đầu tiên sử dụng thẩm quyền đặc biệt của Tổng thống Mỹ để viện trợ khẩn cấp vũ khí cho Ukraine. Động thái này cho thấy sự thay đổi đáng chú ý trong chính sách của ông đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Ông Trump có thể sử dụng quyền đặc biệt để viện trợ vũ khí cho Ukraine

Ông Trump có thể sử dụng quyền đặc biệt để viện trợ vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, ông Trump có thể sẽ lần đầu tiên sử dụng thẩm quyền đặc biệt của Tổng thống Mỹ để viện trợ khẩn cấp vũ khí cho Ukraine. Động thái này cho thấy sự thay đổi đáng chú ý trong chính sách của ông đối với cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Gia nhập NATO: Canh bạc nguy hiểm của Ukraine có thể châm ngòi Thế chiến III
Gia nhập NATO: Canh bạc nguy hiểm của Ukraine có thể châm ngòi Thế chiến III

VOV.VN - Việc Ukraine gia nhập NATO không chỉ là bước tiến chính trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện với Nga. Moscow có thể xem đây là hành động tuyên chiến kéo căng thẳng leo thang, tái định hình cán cân an ninh toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.

Gia nhập NATO: Canh bạc nguy hiểm của Ukraine có thể châm ngòi Thế chiến III

Gia nhập NATO: Canh bạc nguy hiểm của Ukraine có thể châm ngòi Thế chiến III

VOV.VN - Việc Ukraine gia nhập NATO không chỉ là bước tiến chính trị mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một cuộc xung đột toàn diện với Nga. Moscow có thể xem đây là hành động tuyên chiến kéo căng thẳng leo thang, tái định hình cán cân an ninh toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới.