Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra yêu cầu đại sứ Pháp rời khỏi Niger

VOV.VN - Vài giờ trước khi kết thúc tối hậu thư yêu cầu đại sứ Pháp rời khỏi Niger được đưa ra bởi chính quyền quân sự, hàng nghìn người dân ủng hộ lực lượng này đã biểu tình hôm 27/8, gần căn cứ quân sự Pháp ở thủ đô Niamey. 

Đáp lại lời kêu gọi của các tổ chức ủng hộ chính quyền quân sự Niger về yêu cầu trục xuất Đại sứ Pháp tại nước này Sylvain Itte, người dân Niger đã bắt đầu cuộc biểu tình vào lúc bình minh hôm 27/8 tại một bùng binh nằm gần sân bay thủ đô Niamey, tiếp giáp với căn cứ không quân Nigeria và trại quân sự của Pháp. Hàng nghìn người biểu tình vẫy cờ của chính quyền quân sự cũng như giơ cao các biểu ngữ kêu gọi quân Pháp phải rút khỏi Niger.

Moussa Stable, người dân ủng hộ chính quyền quân sự Niger chia sẻ: “Chúng ta không còn ở thế kỷ 18 và phải nghe theo mệnh lệnh của họ. Chúng tôi có độc lập. Nếu đây là quyết định của chính quyền quân sự hiện tại, vậy thì mọi người phải tuân theo”.

Trước đó, ngày 26/8, khoảng 20.000 người biểu tình đã tập trung tại một sân vận động ở thủ đô Niamey để ủng hộ chính quyền quân sự và phản đối nước Pháp. Các cuộc biểu tình bắt đầu đầu diễn ra từ hôm 25/8, sau khi phía Bộ Ngoại giao Pháp bác bỏ yêu cầu trục xuất Đại sứ Pháp tại Niger của chính quyền quân sự sở tại.

Động thái trên nằm trong chuỗi sự kiện gây căng thẳng trong quan hệ giữa Pháp với chính quyền quân sự tại Niger kể từ sau cuộc đảo chính cách đây một tháng (26/7). Lực lượng đảo chính tại Niger liên tiếp cáo buộc Pháp muốn can thiệp quân sự và chính trị vào Niger để đưa Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum trở lại, đồng thời cũng cho rằng Pháp đứng sau hậu thuẫn và chi phối Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây phi (ECOWAS) vốn bao gồm các nước từng là quốc thuộc địa cũ của Pháp để gây sức ép.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đảo chính tại Niger: Người biểu tình đòi Pháp lập tức rút quân
Đảo chính tại Niger: Người biểu tình đòi Pháp lập tức rút quân

VOV.VN - Hôm qua (27/8), hàng trăm người dân Niger tiếp tục tập trung biểu tình bên ngoài căn cứ quân sự Pháp ở thủ đô Niamey để bày tỏ sự ủng hộ dành cho chính quyền quân sự, phản đối sự can thiệp và yêu cầu chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của quân đội Pháp tại Niger.

Đảo chính tại Niger: Người biểu tình đòi Pháp lập tức rút quân

Đảo chính tại Niger: Người biểu tình đòi Pháp lập tức rút quân

VOV.VN - Hôm qua (27/8), hàng trăm người dân Niger tiếp tục tập trung biểu tình bên ngoài căn cứ quân sự Pháp ở thủ đô Niamey để bày tỏ sự ủng hộ dành cho chính quyền quân sự, phản đối sự can thiệp và yêu cầu chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của quân đội Pháp tại Niger.

Phe đảo chính Niger cứng rắn, Tổng thống bị lật đổ quyết không từ chức
Phe đảo chính Niger cứng rắn, Tổng thống bị lật đổ quyết không từ chức

VOV.VN - Bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ cộng đồng quốc tế, nhất là các nước láng giềng Tây Phi, chính quyền quân sự tại Niger tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn và không nhượng bộ, sẵn sàng đương đầu với mọi hành động can thiệp từ bên ngoài.

Phe đảo chính Niger cứng rắn, Tổng thống bị lật đổ quyết không từ chức

Phe đảo chính Niger cứng rắn, Tổng thống bị lật đổ quyết không từ chức

VOV.VN - Bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ cộng đồng quốc tế, nhất là các nước láng giềng Tây Phi, chính quyền quân sự tại Niger tiếp tục thể hiện lập trường cứng rắn và không nhượng bộ, sẵn sàng đương đầu với mọi hành động can thiệp từ bên ngoài.

ECOWAS tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger là biện pháp cuối cùng
ECOWAS tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger là biện pháp cuối cùng

VOV.VN - Mặc dù tiếp tục đưa ra tuyên bố cứng rắn với chính quyền quân sự Niger nhưng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) khẳng định, biện pháp can thiệp quân sự sẽ chỉ là lựa chọn cuối cùng sau khi các nỗ lực ngoại giao thất bại.

ECOWAS tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger là biện pháp cuối cùng

ECOWAS tuyên bố can thiệp quân sự vào Niger là biện pháp cuối cùng

VOV.VN - Mặc dù tiếp tục đưa ra tuyên bố cứng rắn với chính quyền quân sự Niger nhưng Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) khẳng định, biện pháp can thiệp quân sự sẽ chỉ là lựa chọn cuối cùng sau khi các nỗ lực ngoại giao thất bại.