Các nước nào trả tiền chuộc cho khủng bố để cứu con tin?
VOV.VN - Người ta cho rằng một số nước châu Âu đã âm thầm trả tiền chuộc để cứu các công dân của mình bị bắt cóc.
Tuy nhiên các nước này đều miễn cường khi phải thừa nhận đã làm vậy.
Anh và Mỹ đã tuyên bố rằng họ không trả tiền chuộc cho các con tin. Hai nước này tin rằng trả tiền chuộc chỉ tăng thêm khả năng sẽ có thêm công dân bị bắt cóc trong tương lai.
Số tiền chuộc này chủ yếu được gửi qua một mạng lưới ủy thác có liên hệ với các tổ chức khủng bố, thường được ngụy trang dưới hình thức trợ giúp phát triển đối với một nước cụ thể nào đó.
Một điều tra của tờ New York Times (Mỹ) vào năm 2014 cho thấy al-Qaeda và các chi nhánh của nó đã thu về 125 triệu USD từ việc bắt cóc kể từ năm 2008, bao gồm 66 triệu USD vào năm 2013.
- Italy: Nhân viên cứu trợ Greta Ramelli 21 tuổi và Vanessa Marzullo 20 tuổi đã bị bắt cóc vào tháng 7/2014 ở Syria.
Việc họ được thả vào tuần trước đã làm dấy lên các đồn đoán trong nội bộ Italy cho rằng chính phủ đã trả 15 triệu euro tiền chuộc, mặc dù Ngoại trưởng Paolo Gentiloni phủ nhận các tin tức như vậy và nói với quốc hội nước này rằng “Chúng tôi phản đối trả tiền chuộc”.
Italy cũng được cho là đã trả 2 triệu USD cho lực lượng Taliban vào năm 2006 để giải cứu một nhiếp ảnh gia bị bắt cóc tại Afghanistan.
- Pháp: Người ta cho rằng nước này đã trả tiền chuộc cho 4 nhà báo là Nicolas Henin, Pierre Torres, Edouard Elias và Didier Francois được thả ra ở Syria vào năm 2014. Các tin tức cho rằng con số tiền chuộc là 18 triệu USD nhưng chính phủ Pháp phủ nhận đã trả tiền chuộc.
- Áo: Được cho là đã trả 3,2 triệu USD cho al-Qaeda để đổi lại tự do 2 công dân của họ vào năm 2008
- Thụy Sĩ: Trả 12,4 triệu USD cho al-Qaeda vào năm 2009 để cứu 2 con tin Thụy Sĩ và một người Đức.
- Qatar: giúp giảii cứu nhà báo Mỹ Peter Curtis khỏi tay al-Qaeda.
- Oman: đã trao hơn 20 triệu USD cho al-Qaeda kể từ năm 2013
- Israel: thường xuyên dàn xếp các thỏa thuận để đưa công dân của mình, bao gồm cả tù binh, trở về./.