Các quốc gia chạy đua thử nghiệm vaccine phòng ngừa Covid-19

VOV.VN - Nhiều quốc gia trên thế giới đang đẩy nhanh quá trình điều chế và thử nghiệm vaccine nhằm phòng ngừa dịch bệnh nguy hiểm này.

Trong thông báo được đưa ra ngày 14/4, Cơ quan phối hợp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết,  hai loại vaccine do Công ty nghiên cứu và phát triển dược phẩm Sinovac có trụ sở ở Bắc Kinh phối hợp với Viện Sản phẩm sinh học Vũ Hán thuộc Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) sản xuất. Những thử nghiệm lâm sàng 2 loại vaccine này đã được khởi động.

covid_19_gxwq.jpg
Ảnh minh họa: AP

Hai loại vaccine này là lô vaccine bất hoạt đầu tiên ngừa Covid-19 của Trung Quốc được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng. Sử dụng các vi sinh vật gây bệnh đã chết để tạo miễn dịch, các vaccine bất hoạt này sở hữu lợi thế về quá trình sản xuất hoàn thiện, các tiêu chuẩn chất lượng có thể kiểm soát được và phạm vi bảo vệ rộng lớn. Chúng có thể được sử dụng cho chương trình tiêm chủng quy mô lớn và tính an toàn cũng như hiệu quả có thể được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế.

Ông Vương Quân Chí, chuyên gia thuộc Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cho biết: “Hai loại vaccine Covid-19 mới được phê duyệt là một phương pháp kỹ thuật về vaccine bất hoạt. Quá trình chuẩn bị đòi hỏi phải vô hiệu hóa khả năng gây bệnh của virus thông qua các phương pháp hóa lý. Thông qua quá trình thử nghiệm, vaccine có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể để tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể”.

Trong những năm qua, Trung Quốc đã tạo lập được nền tảng vững chắc trong việc nghiên cứu các vaccine bất hoạt. Các vaccine bất hoạt đã được sử dụng rộng rãi ngừa các bệnh Viêm gan A, cúm, bệnh tay-chân-miệng và viêm đa cơ. Các nhà phát triển vaccine có khả năng sản xuất quy mô lớn.

Theo các nguồn tin từ Sinopharm, công ty này đã phân bổ 1 tỷ nhân dân tệ (khoảng 142 triệu USD) cho việc nghiên cứu và bào chế vaccine theo hai phương pháp công nghệ. Bên cạnh vaccine bất hoạt đã được phê duyệt, công ty cũng đang nghiên cứu một loại vaccine bất hoạt khác và vaccine kỹ thuật di truyền.

Trong khi đó, ngày 14/4, bà Jennifer Haller, người đầu tiên ở Mỹ được tiêm thử nghiệm một mũi vaccine ngừa Covid-19 tiềm năng đã trở lại phòng khám ở thành phố Seattle, bang Washington để tiêm mũi thử nghiệm thứ hai. Trước đó, bà Haller đã được tiêm mũi thử nghiệm đầu tiên của vaccine mRNA-1273 hôm 16/3. Vaccine mRNA-1273 là sản phẩm do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) và công ty công nghệ sinh học Moderna hợp tác nghiên cứu và phát triển. Do áp dụng công nghệ mới, vaccine này không chứa virus nên những người này không thể bị nhiễm bệnh do tiêm.

Trước đó, ngày 8/4, công ty dược phẩm Inovio (Mỹ) đã bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi thứ hai của vaccine INO-4800 cho các tình nguyện viên ở thành phố Kansas, bang Missouri. 40 tình nguyện viên hoàn toàn khỏe mạnh tham gia giai đoạn 1 của quá trình thử nghiệm vaccine INO-4800. Họ được tiêm hai mũi để xác nhận vaccine này an toàn và có thể được thử nghiệm trên quy mô lớn hơn. Nhóm nghiên cứu dự đoán sẽ mất hơn một năm thử nghiệm để xác nhận loại vaccine này đủ điều kiện sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Trong khi đó, các nhà khoa học Nga cũng thông báo đã bắt đầu thử nghiệm các mẫu vaccine đầu tiên phòng chống virus SARS-CoV-2 và dự kiến sẽ công bố một loại vaccine hiệu quả nhất vào tháng Sáu tới.

Tiến trình bào chế và thử nghiệm vaccine là một phần của các nỗ lực quốc tế nhằm loại bỏ căn bệnh Covid-19. Ngày 15/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt Quỹ Đoàn kết, nơi tập hợp các chương trình thử nghiệm lâm sàng quốc tế, giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Cho tới nay đã có hơn 90 công ty và các tổ chức nghiên cứu trên thế giới tham gia vào quỹ này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?
Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?

VOV.VN - Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, nếu chưa có vaccine ngừa Covid-19, quốc gia này có thể phải kéo dài cách ly xã hội đến năm 2022.

Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?

Nếu chưa có vaccine Covid-19, Mỹ có thể cần giãn cách xã hội đến năm 2022?

VOV.VN - Nhóm nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, nếu chưa có vaccine ngừa Covid-19, quốc gia này có thể phải kéo dài cách ly xã hội đến năm 2022.

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày
Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày

VOV.VN - Trong vòng một ngày đêm, số lượng các ca mắc Covid-19 tại Nga đã tăng thêm 3.388 người, nâng tổng số mắc bệnh lên gần 24.500 người.

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày

Số ca mắc Covid-19 ở Nga tăng đột biến: 3.388 ca chỉ trong một ngày

VOV.VN - Trong vòng một ngày đêm, số lượng các ca mắc Covid-19 tại Nga đã tăng thêm 3.388 người, nâng tổng số mắc bệnh lên gần 24.500 người.

2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp
2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp

VOV.VN - Hơn 2.000 người sống tại các trại tị nạn trên đảo ở Hy Lạp thuộc nhóm dễ bị tổn thương trước Covid-19 sẽ được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh.

2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp

2.000 người tị nạn được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh tại Hy Lạp

VOV.VN - Hơn 2.000 người sống tại các trại tị nạn trên đảo ở Hy Lạp thuộc nhóm dễ bị tổn thương trước Covid-19 sẽ được di dời khỏi các điểm nóng dịch bệnh.