Cặp đôi Trump-Harris tăng tốc tranh cử trước thềm bỏ phiếu tháng 11

VOV.VN - Trong bối cảnh chỉ còn đúng 1 tháng nữa là đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các ứng cử viên của 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ đang gấp rút vận động sự ủng hộ của cử tri tại các bang chiến trường vào cuối tuần này.

Hôm qua (4/10), cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – ứng cử viên của đảng Cộng hòa đã đến bang Georgia - nơi ông đang bị ứng cử viên Đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Kamala Harris dẫn trước 1,1 điểm trong cuộc thăm dò mới nhất.

Tại đây, ông Donald Trump đã chỉ trích cách ứng phó cơn bão Helene của chính quyền đương nhiệm do đảng Dân chủ điều hành, khiến hơn 200 người Mỹ thiệt mạng: “Tôi chưa bao giờ thấy điều gì như vậy, số lượng người mất tích quá lớn. Điều tôi hy vọng là họ sẽ được tìm thấy trong tình trạng khỏe mạnh. Nhưng mọi chuyện có vẻ không như vậy. Trái tim chúng ta tan nát vì hơn 200 người Mỹ đã mất mạng. Con số đó sẽ còn tăng lên. Đây là một trong những cơn bão chết chóc nhất trong lịch sử Mỹ. Nhà Trắng đã có phản ứng tồi tệ”.

Sau Georgia, lần thứ 4 trong một tháng, cựu Tổng thống Donald Trump lại có mặt ở Bắc Carolina để vận động cử tri ủng hộ cho mình. Đây là một trong những tiểu bang mà sự canh tranh ủng hộ giữa 2 ứng cử viên trở nên sít sao nhất.

Tại bang có căn cứ quân sự lớn của Mỹ, cựu Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự không hài lòng về bình luận của Tổng thống Joe Biden khi khuyên Israel không nên tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran: “Họ hỏi Tổng thống Joe Biden rằng ông nghĩ gì về Iran, ông ấy có tấn công Iran hay không. Ông ấy đã trả lời miễn là không tấn công vào cơ sở hạt nhân. Tôi nghĩ ông ấy đã trả lời sai. Rủi ro lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là vũ khí hạt nhân và sức mạnh của nó. Câu trả lời lẽ ra là phải tấn công cơ sở hạt nhân trước rồi lo phần còn lại sau".

Theo kế hoạch, ứng cử viên đảng Dân chủ - Phó Tổng thống Kamala Harris cũng sẽ có mặt tại Bắc Carolina trong ngày hôm nay.  Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump sẽ trở lại Butler, bang Pennsylvania - địa điểm xảy ra vụ ám sát ông lần đầu, để tổ chức một cuộc vận động tranh cử.

Trước đó, bà Kamala Harris đã đến bang chiến địa Michigan để vận tranh cử – nơi bà đã có một cuộc gặp với giới lãnh đạo cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập và Hồi giáo để tìm cách xoa dịu sự tức giận của nhóm cử tri này trước những diễn biến chiến sự ở Trung Đông. Bà Harris nhấn mạnh sự quan ngại của mình trước những đau khổ mà người dân Gaza đang phải chịu đựng và những gì Libăng đang trải qua. Bà khẳng định đang nỗ lực tìm kiếm ngừng bắn và ngăn một cuộc xung đột lan rộng toàn khu vực.

Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo cộng đồng Mỹ gốc Ả Rập “có tiếng nói” đã không đến cuộc gặp theo lời mời của bà Harris và chỉ trích chính quyền đương nhiệm Mỹ chưa hành động đủ để hạ nhiệt căng thẳng Trung Đông.

Tại Michigan, bà Harris cũng bị đang chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump công kích cho rằng, bà đang đặt ít nhất 37.000 việc làm trong ngành ô tô vào tình thế nguy hiểm khi từ chối thông báo cho người dân Michigan biết liệu bà có còn ủng hộ kế hoạch đề xuất cấm tất cả ô tô sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2035 hay không?

Tuy nhiên, bà đã đáp trả rằng: “Trong ba năm rưỡi qua, chúng tôi đã đưa ngành sản xuất trở lại nước Mỹ. Chúng tôi đã tạo ra 730.000 việc làm trong ngành sản xuất và công bố mở hơn 20 nhà máy ô tô mới tại Mỹ. Và chúng tôi đã làm được điều đó bằng cách đầu tư vào ngành công nghiệp và người lao động Mỹ. Và tôi muốn đảm bảo rằng nước Mỹ, chứ không phải Trung Quốc, sẽ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh cho thế kỷ XXI".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Đông sẵn sàng cho kịch bản xấu, Mỹ lo ảnh hưởng đến "mùa bầu cử"
Trung Đông sẵn sàng cho kịch bản xấu, Mỹ lo ảnh hưởng đến "mùa bầu cử"

VOV.VN - Diễn biến gần đây cho thấy chiến sự Trung Đông không ngừng leo thang, khiến chính quyền Mỹ không khỏi lo lắng về một Trung Đông bất ổn sẽ có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống quan trọng vào tháng 11 tới. 

Trung Đông sẵn sàng cho kịch bản xấu, Mỹ lo ảnh hưởng đến "mùa bầu cử"

Trung Đông sẵn sàng cho kịch bản xấu, Mỹ lo ảnh hưởng đến "mùa bầu cử"

VOV.VN - Diễn biến gần đây cho thấy chiến sự Trung Đông không ngừng leo thang, khiến chính quyền Mỹ không khỏi lo lắng về một Trung Đông bất ổn sẽ có ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống quan trọng vào tháng 11 tới. 

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao nhất trong gần 1 thế kỷ
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao nhất trong gần 1 thế kỷ

VOV.VN - Các cuộc thăm dò kể từ cuộc tranh luận ngày 10/09 cho thấy, bà Kamala Harris, ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ đang giành được lợi thế so với đối thủ đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, cuộc đua vẫn nằm trong biên độ sai số cho phép và quá sít sao để có thể dự báo.

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao nhất trong gần 1 thế kỷ

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Cuộc đua sít sao nhất trong gần 1 thế kỷ

VOV.VN - Các cuộc thăm dò kể từ cuộc tranh luận ngày 10/09 cho thấy, bà Kamala Harris, ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ đang giành được lợi thế so với đối thủ đảng Cộng hoà, cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, cuộc đua vẫn nằm trong biên độ sai số cho phép và quá sít sao để có thể dự báo.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump bác đề nghị tranh luận lần hai của bà Harris
Bầu cử Mỹ: Ông Trump bác đề nghị tranh luận lần hai của bà Harris

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/09 đã bác đề nghị tranh luận lần hai của Phó Tổng thống Kamala Harris.

Bầu cử Mỹ: Ông Trump bác đề nghị tranh luận lần hai của bà Harris

Bầu cử Mỹ: Ông Trump bác đề nghị tranh luận lần hai của bà Harris

VOV.VN - Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/09 đã bác đề nghị tranh luận lần hai của Phó Tổng thống Kamala Harris.