Châu Âu loay hoay với bài toán kinh tế

(VOV) - Cuối tuần qua, châu Âu tiếp tục chứng kiến làn sóng biểu tình rầm rộ phản đối những chính sách thắt chặt kinh tế.

Các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn loay hoay tìm giải pháp cho những bất đồng cho khoản ngân sách của Liên minh châu Âu-chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ngày 22 và 23/11 tới.

Tại Slovenia, 30.000 người đã xuống đường biểu tình cuối tuần qua. Người dân Slovenia cho biết, cuộc sống của họ vốn đã lâm vào khó khăn khi nền kinh tế Slovenia đang bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu, nay họ phải chịu thêm việc cắt giảm ngân sách của chính phủ. Dù Thủ tướng Slovenia Janez Jansa đã trấn an người dân rằng cải cách là cần thiết, nhưng các cuộc biểu tình vẫn diễn ra rầm rộ.

Biểu tình cũng nổ ra ở thủ đô Prague của Cộng hòa Czech với sự tham gia của 10.000 người. Những người biểu tình kêu gọi Thủ tướng Petr Necas đứng đầu chính phủ liên minh cánh tả tại Cộng hòa Czech từ chức vì những quyết định thay đổi hệ thống phúc lợi xã hội. Hiện nay, dư luận Cộng hòa Czech vẫn tiếp tục sôi sục phản đối với quyết định này.

Tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, hàng nghìn cảnh sát đã được huy động nhằm kiểm soát đám đông người biểu tình phản đối chính sách cắt giảm lương và thay đổi các điều kiện lao động của chính phủ. 10.000 người đã xuống đường biểu tình tại Madrid.

Không chỉ phải giải quyết những phản đối từ trong nước, các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang loay hoay tháo gỡ bất đồng của cả khu vực nhằm đạt được 1 thỏa thuận chung cho gói ngân sách dài hạn Liên minh châu Âu.

Chủ tịch Liên minh châu Âu Herman Van Rompuy tuần trước cũng công bố dự thảo ngân sách dài hạn. Văn bản này được đánh giá là sự thỏa hiệp giữa một bên là những nước chủ trương cắt giảm chi tiêu của Liên minh châu Âu và bên kia là những nước phản đối giảm trợ giá nông nghiệp. Tuy nhiên, văn bản này ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha và một số nước khác.

Thủ tướng Tây Ban Nha đã gọi dự thảo ngân sách này là văn bản không thể chấp nhận được: “Với Tây Ban Nha, bản dự thảo ngân sách do Chủ tịch Liên minh châu Âu đưa ra trước đó là “văn bản phù hợp” để có thể tiến hành thảo luận. Nhưng với dự thảo ngân sách dài hạn mới thì Tây Ban Nha không thể chấp nhận được. Đây là văn bản sẽ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu. Hy vọng các nước sẽ đạt được thỏa thuận trong vấn đề này”.

Tổng thống Pháp Francois Hollande thì cho rằng: “Chúng tôi không nghĩ là có bất cứ mâu thuẫn nào giữa việc chi tiêu cho chính sách nông nghiệp chung và chi tiêu của quỹ chung khu vực. Chính sách chi tiêu này sẽ tạo động lực tăng trưởng kinh tế hơn bất cứ điều gì khác. Việc chuyển các khoản tiền hỗ trợ đến 1 đất nước như Ba Lan sẽ cho phép nước này đầu tư vào giao thông hay năng lượng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả khu vực”.

Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng thừa nhận việc cắt giảm ngân sách Liên minh châu Âu là cần thiết, nhưng không thể cắt giảm quá nhiều trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Theo ông Donald Tusk, chính sách Liên minh châu Âu đưa ra cần chú ý đến những ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và việc làm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ
Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ

Giới phân tích kinh tế Mỹ vẫn bi quan về các nền kinh tế châu Âu, cho rằng sau khi các nền kinh tế Hy Lạp và Ireland sụp đổ, các "con bài đôminô" kinh tế khác ở châu Âu sẽ tiếp tục đổ theo.

Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ

Các "con bài đôminô" kinh tế châu Âu tiếp tục đổ

Giới phân tích kinh tế Mỹ vẫn bi quan về các nền kinh tế châu Âu, cho rằng sau khi các nền kinh tế Hy Lạp và Ireland sụp đổ, các "con bài đôminô" kinh tế khác ở châu Âu sẽ tiếp tục đổ theo.

Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục
Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục

(VOV) - Bộ trưởng Tài chính Thái Lan cho rằng, đây cũng là thời điểm kiểm nghiệm vai trò đối tác năng động giữa hai châu lục.

Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục

Châu Á đang có cơ hội giúp kinh tế châu Âu hồi phục

(VOV) - Bộ trưởng Tài chính Thái Lan cho rằng, đây cũng là thời điểm kiểm nghiệm vai trò đối tác năng động giữa hai châu lục.

ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo
ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo

Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương châu Âu, mức tăng trưởng GDP của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng, dao động từ -4,4% đến -3,8%, thay vì -5,1% như thông báo hồi tháng 6.

ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo

ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo

Theo đánh giá của Ngân hàng Trung ương châu Âu, mức tăng trưởng GDP của khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu sẽ tăng, dao động từ -4,4% đến -3,8%, thay vì -5,1% như thông báo hồi tháng 6.