Chiến dịch quân sự của Pháp tại Mali có nhiều tiến triển

(VOV) - Binh sỹ Pháp và Mali đã tái chiếm được thành phố Timbuktu; một sân bay và một cây cầu chiến lược ở thị trấn Gao.

Quân đội Mali và binh sỹ Pháp vừa giành một số thắng lợi sau 2 tuần tiến quân như vũ bão bằng không quân và bộ binh nhằm đánh đuổi phiến quân Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc Mali.

Mặc dù một số nước phương Tây đã trợ giúp về mặt hậu cần cho lực lượng can thiệp châu Phi được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn (AFISMA), nhưng hiện lực lượng châu Phi đang rất cần sự hỗ trợ như đạn dược, không vận, thiết bị viễn thông, bệnh viện dã chiến, lương thực, nước uống. Binh sỹ Pháp và Mali đã tái chiếm thị trấn sa mạc Timbuktu.


Binh sĩ Mali kiểm soát một con đường bên ngoài thị trấn Gao (Ảnh: AP)

Trước đó, Pháp thông báo đã chiếm được một sân bay và một cây cầu chiến lược ở Gao, thị trấn lớn nhất ở miền Bắc nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân cực đoan. Cư dân ở đây đã nhảy múa ăn mừng theo tiếng trống, tiếng nhạc vì họ đã thoát khỏi sự cai trị hà khắc của phiến quân. Dưới sự quản lí của phiến quân cực đoan, cư dân tại Gao bị cấm nghe nhạc, hút thuốc, cấm xem thể thao trên tivi. Kẻ cắp bị chặt tay, phụ nữ phải đeo khăn trùm đầu. Các đền cổ, lăng tẩm tại thành phố di sản Timbuktu bị phiến quân đập phá. Khoảng 500 người sống tạm tại khu trại tỵ nạn ở thị trấn Sevare, chủ yếu là những người từ Gao và Timbuktu sơ tán đến đã tỏ ra rất mừng khi biết tin, Gao đã được “giải phóng”. Một cư dân khu trại tỵ nạn cho biết: “Nhờ có sự can thiệp của Pháp, hiện nay chúng tôi đã có thể khăn gói để trở về nhà. Chúng tôi rất vui và hạnh phúc”.

Binh sĩ Pháp và Mali cũng đang tìm cách khôi phục sự quản lí của Chính phủ đối với thành phố Timbuktu, một địa danh Di sản Thế giới.

Cũng trong ngày 27/1, một đoàn gồm 75 xe quân sự từ Nigeria, Cộng hòa Chad tiến gần hơn tới biên giới Mali để gia nhập lực lượng can thiệp châu Phi được Liên hợp quốc hậu thuẫn (AFISMA). Hiện nay, lực lượng châu Phi đang gặp nhiều khó khăn về hậu cần và rất cần sự hỗ trợ như đạn dược, không vận, thiết bị viễn thông, bệnh viện dã chiến, lương thực, nước uống.

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố không hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Mali mà giúp đỡ bằng việc tiếp nhiên liệu cho các máy bay của Pháp không kích xuống miền Bắc Mali. Những ngày qua, Mỹ đã dùng máy bay vận chuyển binh sỹ Pháp và thiết bị tới Mali. Chính phủ Mỹ cho rằng, chính phủ yếu kém hiện nay ở Mali là hậu quả của một cuộc đảo chính hồi tháng 3 năm ngoái. Mỹ sẽ không hỗ trợ trực tiếp cho quân đội Mali cho tới khi nước này bầu ra chính phủ mới.

Trong cuộc gặp với tổng thống tạm quyền Mali Dioncounda Traore ngày 27/1, Tổng thư kí Liên Hợp quốc Ban Ki-moon cũng nhấn mạnh, song hành với chiến dịch đánh đuổi quân khủng bố nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Mali cần tiến hành bầu ra chính phủ mới đúng Hiến pháp.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Phi ước tính, chi phí để triển khai binh sỹ châu Phi tại Mali khoảng 430 triệu ơrô (gần 580 triệu USD) và cần thêm 300 triệu USD để tái cơ cấu quân đội Mali. Số tiền cần thiết này sẽ được nêu ra tại Hội nghị các nhà tài trợ diễn ra tại Ethiopia vào cuối tháng 1 này./.                                                                   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên quân Pháp và Mali chiếm ưu thế, phe Hồi giáo ly khai
Liên quân Pháp và Mali chiếm ưu thế, phe Hồi giáo ly khai

(VOV) - Thông tin này do Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian xác nhận.

Liên quân Pháp và Mali chiếm ưu thế, phe Hồi giáo ly khai

Liên quân Pháp và Mali chiếm ưu thế, phe Hồi giáo ly khai

(VOV) - Thông tin này do Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian xác nhận.

Iran chỉ trích sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali
Iran chỉ trích sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali

(VOV) - Iran cũng cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với AU trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Mali.

Iran chỉ trích sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali

Iran chỉ trích sự can thiệp quân sự của Pháp vào Mali

(VOV) - Iran cũng cho biết, nước này sẵn sàng hợp tác với AU trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Mali.

Mali trước sự can thiệp của quân đội nước ngoài
Mali trước sự can thiệp của quân đội nước ngoài

(VOV) - Nhiều lo ngại cho rằng sự can thiệp quân sự vội vã, thiếu tính toán có thể là mầm mống xung đột sắc tộc ở Mali.

Mali trước sự can thiệp của quân đội nước ngoài

Mali trước sự can thiệp của quân đội nước ngoài

(VOV) - Nhiều lo ngại cho rằng sự can thiệp quân sự vội vã, thiếu tính toán có thể là mầm mống xung đột sắc tộc ở Mali.

Canada mở rộng hỗ trợ hậu cần cho lực lượng Pháp tại Mali
Canada mở rộng hỗ trợ hậu cần cho lực lượng Pháp tại Mali

(VOV) -Tuy vậy, Thủ tướng Canada khẳng định, nước này sẽ không cử quân tới Mali

Canada mở rộng hỗ trợ hậu cần cho lực lượng Pháp tại Mali

Canada mở rộng hỗ trợ hậu cần cho lực lượng Pháp tại Mali

(VOV) -Tuy vậy, Thủ tướng Canada khẳng định, nước này sẽ không cử quân tới Mali

Quân Chính phủ Mali giành ưu thế tại miền Bắc
Quân Chính phủ Mali giành ưu thế tại miền Bắc

(VOV) -Nhiều khả năng lực lượng quân đội Chính phủ sẽ triển khai cuộc tấn công vào căn cứ Gao trong vài ngày tới

Quân Chính phủ Mali giành ưu thế tại miền Bắc

Quân Chính phủ Mali giành ưu thế tại miền Bắc

(VOV) -Nhiều khả năng lực lượng quân đội Chính phủ sẽ triển khai cuộc tấn công vào căn cứ Gao trong vài ngày tới

LHQ kêu gọi viện trợ quốc tế khẩn cấp cho Mali
LHQ kêu gọi viện trợ quốc tế khẩn cấp cho Mali

(VOV) -Tuyên bố được Cao ủy LHQ đưa ra trong bối cảnh tình hình tại Mali vẫn diễn biến phức tạp. 

LHQ kêu gọi viện trợ quốc tế khẩn cấp cho Mali

LHQ kêu gọi viện trợ quốc tế khẩn cấp cho Mali

(VOV) -Tuyên bố được Cao ủy LHQ đưa ra trong bối cảnh tình hình tại Mali vẫn diễn biến phức tạp. 

Chính phủ Mali thông qua lộ trình chuyển giao chính trị
Chính phủ Mali thông qua lộ trình chuyển giao chính trị

(VOV)-Mali  tập trung vào 2 ưu tiên là giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc bị các nhóm phiến quân chiếm đóng và tổ chức các cuộc bầu cử tự do.

Chính phủ Mali thông qua lộ trình chuyển giao chính trị

Chính phủ Mali thông qua lộ trình chuyển giao chính trị

(VOV)-Mali  tập trung vào 2 ưu tiên là giành lại vùng lãnh thổ phía Bắc bị các nhóm phiến quân chiếm đóng và tổ chức các cuộc bầu cử tự do.