Chính quyền mới của ông Trump thách thức sự tồn tại của Fed?

VOV.VN - Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã mang lại tiềm năng thay đổi toàn diện cho Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Nhưng giờ đây, một câu hỏi ngày càng lớn không phải là ngân hàng trung ương sẽ hoạt động như thế nào dưới thời ông Trump mà là liệu nó có tiếp tục hoạt động hay không.

Elon Musk - người ủng hộ ông quan trọng với ông Trump và được cho là sẽ có ảnh hưởng đáng kể trong việc định hình các chính sách của Tổng thống đắc cử, đã thêm biểu tượng cảm xúc "100" khi chia sẻ lại bài đăng của Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Utah trên mạng xã hội X kêu gọi xóa bỏ Fed.

"Nhánh hành pháp nên nằm dưới sự chỉ đạo của tổng thống", ông Lee cho biết hôm 7/11 trong một bài đăng trên mạng xã hội X, vài giờ sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các phóng viên rằng ông sẽ không từ chức nếu ông Trump yêu cầu.

Khi được hỏi về quan điểm của ông Trump trong vấn đề này, Người phát ngôn của quá trình chuyển giao sang chính quyền Trump - Vance là Karoline Leavitt trả lời CNN rằng: "Chính sách chỉ nên được coi là chính thức nếu nó đến trực tiếp từ Tổng thống Trump".

Những lời kêu gọi bãi bỏ Fed không phải là mới. Cựu nghị sĩ Ron Paul, người từng tranh cử tổng thống với tư cách là một ứng viên tự do và lần thứ hai là một thành viên đảng Cộng hòa đã xuất bản một cuốn sách vào năm 2009 với tựa đề "Chấm dứt Fed".

Sau đó, vào tháng 6, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Kentucky Thomas Massie và ông Lee đã đưa ra các dự luật tương ứng nhằm mục đích "nhổ tận gốc" ngân hàng trung ương quốc gia và chuyển giao trách nhiệm của ngân hàng này cho Bộ Tài chính.

Cho đến nay, ông Trump vẫn chưa công khai lên tiếng ủng hộ việc giải thể Fed. Tuy nhiên, trong quá trình vận động tranh cử, ông đã ủng hộ việc thay đổi các quy tắc của ngân hàng trung ương, khiến nhiều nhà kinh tế thất vọng.

Thách thức sự độc lập của Fed

"Người dân Mỹ đã bầu lại Tổng thống Trump với số phiếu áp đảo, trao cho ông nhiệm vụ thực hiện những lời hứa mà ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử. Ông ấy sẽ thực hiện", Người phát ngôn Leavitt cho hay trong một tuyên bố qua email gửi CNN.

Những lời hứa đó bao gồm việc hạ lãi suất "xuống mức thấp có thể", điều mà ông Trump thề sẽ thực hiện nếu đắc cử hồi tháng 8. Tuy nhiên, các tổng thống không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến mức lãi suất mà người Mỹ trả để vay tiền.

Trong hơn 70 năm, nhiệm vụ của ngân hàng trung ương là duy trì lãi suất ở các mức nhằm thực hiện nhiệm vụ của quốc hội về ổn định giá cả và tạo ra việc làm tối đa. Trong suốt thời gian đó, Quốc hội cũng đã đảm bảo khả năng hoạt động độc lập của Fed, không có bất kỳ sự can thiệp chính trị nào.

Điều đó trao cho các quan chức Fed quyền đưa ra các quyết định về tỷ lệ lãi suất mà không nhất thiết phải được ủng hộ nhưng có thể giúp ích cho nền kinh tế quốc gia trong dài hạn.

Chẳng hạn, các ngân hàng trung ương đã phản đối lời kêu gọi hạ lãi suất, thay vào đó họ chọn giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ trong vòng 1 năm để kiềm chế lạm phát dai dẳng. Phải đến 2 tháng trước họ mới cắt giảm lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt xuống gần mục tiêu 2% của Fed.

Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã yêu cầu các quan chức Fed phải tham khảo ý kiến của ông liên quan đến các quyết định về lãi suất. Điều đó có thể dẫn đến áp lực buộc các quan chức Fed phải giữ lãi suất thấp hơn để đáp ứng mong muốn của ông Trump, từ đó có thể thổi bùng lạm phát.

Trong nhiệm kỳ đầu của mình, ông Trump cũng đe dọa sẽ cách chức hoặc giáng chức Chủ tịch Fed Jerome Powell, người mà ông đôi khi đổ lỗi là đã giữ lãi suất quá cao.

Hiện không rõ liệu ông Trump có thẩm quyền pháp lý để tự mình cải tổ tính độc lập của Fed hay không, chứ đừng nói đến việc bãi nhiệm một người được Fed bổ nhiệm trước khi nhiệm kỳ của họ kết thúc. Trên thực tế, theo quy định trong Đạo luật Dự trữ Liên bang, người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ chỉ có thể bị sa thải khi "có lý do chính đáng". Diễn giải chính xác về những gì cấu thành nên một vụ sa thải có lý do chính đáng vẫn chưa được định nghĩa chính xác nhưng sẽ là hợp lý khi cho rằng nó bao gồm nhiều thứ hơn là những khác biệt về chính sách với tổng thống. Người phát ngôn của Fed hiện vẫn từ chối bình luận.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ
Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ

VOV.VN - Tỷ phú Elon Musk và doanh nhân Vivek Ramaswamy sẽ cùng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ trong chính quyền mới của ông Trump.

Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ

Ông Trump chọn tỷ phú Elon Musk đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ

VOV.VN - Tỷ phú Elon Musk và doanh nhân Vivek Ramaswamy sẽ cùng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ trong chính quyền mới của ông Trump.

Ông Trump chọn người dẫn chương trình của Fox News làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Ông Trump chọn người dẫn chương trình của Fox News làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 12/11 đã chọn người dẫn chương trình của hãng tin Fox News Pete Hegseth làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Ông Trump chọn người dẫn chương trình của Fox News làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

Ông Trump chọn người dẫn chương trình của Fox News làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

VOV.VN - Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 12/11 đã chọn người dẫn chương trình của hãng tin Fox News Pete Hegseth làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Đảng Cộng hòa của ông Trump giành quyền kiểm soát Hạ viện
Đảng Cộng hòa của ông Trump giành quyền kiểm soát Hạ viện

VOV.VN - Với việc chiếm đa số tại Hạ viện, đảng Cộng hòa có toàn quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội trong ít nhất 2 năm tới.

Đảng Cộng hòa của ông Trump giành quyền kiểm soát Hạ viện

Đảng Cộng hòa của ông Trump giành quyền kiểm soát Hạ viện

VOV.VN - Với việc chiếm đa số tại Hạ viện, đảng Cộng hòa có toàn quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và lưỡng viện Quốc hội trong ít nhất 2 năm tới.