Chính sách “Ví kỹ thuật số 10.000 baht” của Thái Lan liệu có khả thi?

VOV.VN - Trong bài phát biểu chính sách trước Quốc hội Thái Lan trong hai ngày 11-12/9 vừa qua, tân Thủ tướng Srettha Thavisin cho biết tất cả người dân Thái Lan từ 16 tuổi trở lên sẽ nhận được 10.000 baht (280 USD) mỗi người thông qua một ví kỹ thuật số, nhằm vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng trì trệ.

Chìa khóa vực dậy nền kinh tế Thái Lan?

Chương trình Ví kĩ thuật số 10.000 baht là một trong những cam kết của đảng cầm quyền Vì nước Thái (Pue Thai) trong cuộc vận động bầu cử trước đây. Đây cũng là biện pháp ưu tiên mà tân Thủ tướng Srettha Thavisin lựa chọn triển khai để vực dậy nền kinh tế đang tăng trưởng trì trệ, bên cạnh các biện pháp như giảm giá nhiên liệu, hoãn trả nợ cho nông dân và doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn.

Ông Srettha khẳng định kế hoạch phát tiền qua ví điện tử này “sẽ đóng vai trò là ngòi nổ giúp một lần nữa đánh thức nền kinh tế Thái Lan”. Thông qua chương trình này, tiền sẽ được phân phối đến mọi lĩnh vực trong nền kinh tế.

“Ví kĩ thuật số 10.000 baht” hoạt động như thế nào?

Ví kỹ thuật số trị giá 10.000 baht (280 USD) có thể được sử dụng trong 6 tháng tại tất cả các cửa hàng và doanh nghiệp địa phương trong phạm vi 4 km tính từ địa chỉ đăng ký của người dân. Điều này nhằm kích thích nền kinh tế địa phương và ngăn chặn sự tập trung chi tiêu quá mức ở khu vực thành thị.

Tất cả công dân Thái Lan từ 16 tuổi trở lên đều đủ điều kiện nhận ví kỹ thuật số. Người khuyết tật và người già nhận các hình thức phúc lợi khác vẫn nhận được toàn bộ tiền kỹ thuật số trị giá 10.000 baht mà không bị khấu trừ. Người dân không được sử dụng ví kỹ thuật số để mua thuốc lá và bia rượu cũng như để trả nợ hoặc chuyển thành tiền pháp định.

Đảng Vì nước Thái có kế hoạch phát triển Ví kỹ thuật số của riêng mình dưới dạng utility token (token tiện ích), không phải là đồng tiền mới mà chỉ là hình thức đại diện kỹ thuật số của đồng baht. Utility token được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch (gửi và nhận thanh toán) bằng công nghệ blockchain, với một token kỹ thuật số tương đương với một baht.

Token kỹ thuật số không thể được trao đổi lấy các loại tiền tệ khác và được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ việc phân phát tiền kỹ thuật số trị giá 10.000 baht nhằm kích thích nền kinh tế.

Ngân sách khổng lồ

Chương trình phát tiền kỹ thuật số của chính phủ Thái Lan ước tính cần ngân sách 560 tỉ baht (16 tỉ USD), và được kì vọng sẽ là một "cơn lốc' cho nền kinh tế.

Chính phủ Thái Lan dự kiến sẽ khởi động chương trình này vào quý I/2024 với mong muốn số tiền này sẽ kịp thời tới tay người dân trong tháng 4 khi lễ hội té nước nhân dịp năm mới Songkran diễn ra, để khuyến khích chi tiêu.

Trong bối cảnh thuận lợi, giới chuyên gia đánh giá hiệu ứng cấp số nhân từ kế hoạch này là 2,6-2,7 lần.

“Ví kĩ thuật số 10.000 baht” liệu có khả thi?

Tuy nhiên, tại các phiên chất vấn trước Quốc hội về chính sách của Chính phủ mới trong hai ngày 11-12/9 vừa qua, nhiều nghị sĩ đã đặt câu hỏi về tính khả thi khi triển khai chương trình “Ví kĩ thuật số 10.000 baht” của tân Thủ tướng Srettha Thavisin.

Theo kế hoạch của Chính phủ trong việc phân phối chính sách Ví kỹ thuật số 10.000 baht, tiền chỉ có thể được sử dụng tại các cửa hàng trong phạm vi 4 km tính từ địa chỉ đăng ký của người dân. Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn, rất nhiều địa phương không có cửa hàng nào trong phạm vi 4 km để người dân chi tiêu khoản tiền từ Ví điện tử. 

Trong khi đó, một số nghị sĩ khác đã đặt câu hỏi với Chính phủ về nguồn tài chính và kế hoạch phân phối cho sáng kiến này. Việc chỉ lấy từ Ngân sách tài chính năm 2024 sẽ là không đủ, do ngân sách linh hoạt hiện có chỉ khoảng 400 tỷ baht, thấp hơn mức yêu cầu của chính sách ví điện từ dự kiến là 560 tỷ baht. Câu hỏi đặt ra là Chính phủ có kế hoạch chuẩn bị nguồn tiền từ đâu để trang trải chính sách, hay nền kinh tế có thực sự cần sự kích thích hay không?

Theo giới chuyên gia, nền kinh tế Thái Lan cần một lộ trình cụ thể và thực tế hơn nữa, và nếu không giải quyết được các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến tình trạng tăng trưởng trì trệ, lạm phát và nợ hộ gia đình tăng cao kỉ lục, các vấn đề kinh tế của Thái Lan không thể được giải quyết một cách bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tuyên thệ cùng nội các mới
Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tuyên thệ cùng nội các mới

VOV.VN - Ngày 5/9, tân Thủ tướng Srettha Thavisin đã dẫn đầu nội các mới gồm 34 thành viên tuyên thệ nhậm chức trước Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan.

Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tuyên thệ cùng nội các mới

Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin tuyên thệ cùng nội các mới

VOV.VN - Ngày 5/9, tân Thủ tướng Srettha Thavisin đã dẫn đầu nội các mới gồm 34 thành viên tuyên thệ nhậm chức trước Nhà vua và Hoàng hậu Thái Lan.

7 điểm chính trong Tuyên bố chính sách của Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha
7 điểm chính trong Tuyên bố chính sách của Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha

VOV.VN - Nguồn tin từ Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) hôm nay (5/9) cho biết chính sách của Nội các mới do tân Thủ tướng Srettha Thavisin đứng đầu có thể tóm tắt trong 7 điểm: “1 kích thích, 3 tăng tốc và 3 sáng tạo”.

7 điểm chính trong Tuyên bố chính sách của Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha

7 điểm chính trong Tuyên bố chính sách của Tân Thủ tướng Thái Lan Srettha

VOV.VN - Nguồn tin từ Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) hôm nay (5/9) cho biết chính sách của Nội các mới do tân Thủ tướng Srettha Thavisin đứng đầu có thể tóm tắt trong 7 điểm: “1 kích thích, 3 tăng tốc và 3 sáng tạo”.

Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn Nội các do Thủ tướng Srettha lãnh đạo
Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn Nội các do Thủ tướng Srettha lãnh đạo

VOV.VN - Nhà Vua Thái Lan ngày 1/9 đã phê chuẩn Sắc lệnh về cơ cấu và thành phần Nội các mới do Thủ tướng Srettha Thavisin lãnh đạo chỉ vài giờ sau khi ông đệ trình.

Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn Nội các do Thủ tướng Srettha lãnh đạo

Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn Nội các do Thủ tướng Srettha lãnh đạo

VOV.VN - Nhà Vua Thái Lan ngày 1/9 đã phê chuẩn Sắc lệnh về cơ cấu và thành phần Nội các mới do Thủ tướng Srettha Thavisin lãnh đạo chỉ vài giờ sau khi ông đệ trình.