Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoan nghênh các công ty Đức sang đầu tư

VOV.VN - Trong cuộc điện đàm với tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 21/12, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc chào đón các công ty Đức đến đầu tư và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh nước này đang ngày càng mở cửa.

Phát biểu tại cuộc điện đàm, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, hợp tác Trung Quốc-Đức luôn đóng vai trò “dẫn dắt” trong hợp tác giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời kêu gọi hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ vào năm tới, có tầm nhìn toàn cầu và dài hạn, nỗ lực đạt được sự phát triển mới cho quan hệ song phương trong 50 năm tiếp theo.

Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi hai bên thúc đẩy hợp tác lẫn nhau với thái độ tích cực và thực dụng, tích cực khám phá các lĩnh vực hợp tác mới như năng lượng mới, kinh tế xanh và kỹ thuật số, khai thác tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc chào đón các công ty Đức đến đầu tư và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh nước này đang ngày càng mở cửa, đồng thời hy vọng Berlin cũng sẽ tạo môi trường kinh doanh công bằng cho các nhà đầu tư Trung Quốc.

Về phần mình, theo truyền thông Trung Quốc, tân Thủ tướng Đức nhấn mạnh 3 trụ cột của sự phát triển quan hệ song phương, gồm quan hệ thương mại đầu tư, hợp tác đối phó với biến đổi khí hậu và Covid-19, trao đổi chặt chẽ về các vấn đề khu vực như tình hình Afghanistan và vấn đề hạt nhân Iran.  

Ông cũng cho biết nước này sẵn sàng tăng cường hợp tác thực chất với Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng sạch, kinh tế số và dịch vụ, đồng thời hy vọng Hiệp định đầu tư Liên minh châu Âu (EU) - Trung Quốc sẽ sớm có hiệu lực.

Hiện hiệp định này đã được 2 bên ký kết vào tháng 12/2020 sau 7 năm đàm phán, nhưng đang bị Nghị viên châu Âu (EP) tạm dừng quy trình phê chuẩn, cho đến khi Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào một số chính trị gia EU.

Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo sau khi ông Scholz chính thức nhậm chức vào ngày 8/12, đánh dấu sự kết thúc 16 năm lãnh đạo của bà Angela Merkel.  

Cuộc điện đàm cũng được thực hiện trong bối cảnh Mỹ và một số nước phương Tây tuyên bố không cử quan chức đến Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh. Cho đến nay, các nước châu Âu vẫn chưa đưa ra lập trường chung đối với sự kiện thể thao do Trung Quốc đăng cai tổ chức này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc trừng phạt 4 quan chức Mỹ, trả đũa vấn đề Tân Cương
Trung Quốc trừng phạt 4 quan chức Mỹ, trả đũa vấn đề Tân Cương

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc chiều 21/12 đã tuyên bố trừng phạt 4 quan chức Mỹ như một biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt trước đó của nước này đối với 4 quan chức Trung Quốc với cáo buộc “vi phạm nhân quyền” ở Tân Cương.

Trung Quốc trừng phạt 4 quan chức Mỹ, trả đũa vấn đề Tân Cương

Trung Quốc trừng phạt 4 quan chức Mỹ, trả đũa vấn đề Tân Cương

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Trung Quốc chiều 21/12 đã tuyên bố trừng phạt 4 quan chức Mỹ như một biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt trước đó của nước này đối với 4 quan chức Trung Quốc với cáo buộc “vi phạm nhân quyền” ở Tân Cương.

Trung Quốc nói về “ích lợi” của tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào
Trung Quốc nói về “ích lợi” của tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng, tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào không những mang lại lợi ích cho Trung Quốc và Lào mà còn mang lại lợi ích cho các quốc gia trong khu vực.

Trung Quốc nói về “ích lợi” của tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào

Trung Quốc nói về “ích lợi” của tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho rằng, tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào không những mang lại lợi ích cho Trung Quốc và Lào mà còn mang lại lợi ích cho các quốc gia trong khu vực.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển
Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?
Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

Vì sao Trung Quốc điều chỉnh chính sách Vành đai và Con đường ở Trung Á?

VOV.VN - Trung Quốc đang thay đổi chính sách đầu tư vào Trung Á trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Các công ty Trung Quốc đang phải thích nghi với các đòi hỏi của chính phủ và công dân các nước sở tại muốn có thêm việc làm, hàng xuất khẩu và đào tạo kỹ năng nghề...

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực
Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tự túc được lương thực và đây là vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

Chính sách chiến lược của Trung Quốc thời Tập Cận Bình: Cố gắng tự túc lương thực

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng nước này phải tự túc được lương thực và đây là vấn đề chiến lược liên quan đến vận mệnh dân tộc Trung Hoa.

Trung Quốc tạo sức ép cạnh tranh công nghệ và thương mại khốc liệt lên Hàn Quốc
Trung Quốc tạo sức ép cạnh tranh công nghệ và thương mại khốc liệt lên Hàn Quốc

VOV.VN - Trước sức ép cạnh tranh khốc liệt về công nghệ và thương mại từ Trung Quốc, Hàn Quốc buộc phải điều chỉnh lại chiến lược thương mại với quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Trung Quốc tạo sức ép cạnh tranh công nghệ và thương mại khốc liệt lên Hàn Quốc

Trung Quốc tạo sức ép cạnh tranh công nghệ và thương mại khốc liệt lên Hàn Quốc

VOV.VN - Trước sức ép cạnh tranh khốc liệt về công nghệ và thương mại từ Trung Quốc, Hàn Quốc buộc phải điều chỉnh lại chiến lược thương mại với quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Để dân số tăng mạnh trở lại, Trung Quốc ra tay hạn chế thắt ống dẫn tinh triệt sản
Để dân số tăng mạnh trở lại, Trung Quốc ra tay hạn chế thắt ống dẫn tinh triệt sản

VOV.VN - Lo ngại đà giảm dân số, Trung Quốc bắt đầu hạn chế các biện pháp triệt sản như thắt ống dẫn tinh. Nhiều cặp vợ chồng ở nước này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơ sở chấp nhận thực hiện thủ thuật này cho họ.

Để dân số tăng mạnh trở lại, Trung Quốc ra tay hạn chế thắt ống dẫn tinh triệt sản

Để dân số tăng mạnh trở lại, Trung Quốc ra tay hạn chế thắt ống dẫn tinh triệt sản

VOV.VN - Lo ngại đà giảm dân số, Trung Quốc bắt đầu hạn chế các biện pháp triệt sản như thắt ống dẫn tinh. Nhiều cặp vợ chồng ở nước này gặp khó khăn trong việc tìm kiếm cơ sở chấp nhận thực hiện thủ thuật này cho họ.