Chủ tịch Trung Quốc thăm Trung Đông: "Lợi đơn lợi kép”

VOV.VN - Giới quan sát nhận định , chuyến thăm sẽ là phép thử ngoại giao đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc gia tăng tiếng nói ở khu vực.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay bắt đầu chuyến thăm Trung Đông tới Saudi Arabia, Ai Cập và Iran. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Tập Cận Bình tới Trung Đông trên cương vị Chủ tịch nước, cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông trong năm 2016. 

Không phủ nhận những lợi ích kinh tế trong chuyến thăm Trung Đông lần này của nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhưng giới quan sát cũng nhận định, diễn ra trong bối cảnh khu vực có nhiều căng thẳng, chuyến thăm lần này đánh dấu sự can dự lớn hơn của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông đầy bất ổn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: SCMP)

Đây là chuyến thăm đầu tiên của một chủ tịch Trung Quốc đến thăm Iran và Ai Cập trong 12 năm qua. Trong chuyến công du Trung Đông lầ này, ông Tập Cận Bình cũng đến Saudi Arabia - một trong những nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực.

Các quốc gia Trung Đông đang rất muốn nâng kim ngạch xuất khẩu dầu thô để giúp ngăn chặn những tác động của giá dầu thế giới đang lao dốc và Trung Quốc- một trong những nước tiêu dùng dầu mỏ lớn nhất thế giới sẽ là lựa chọn hàng đầu. Vì vậy, chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Trung Đông lần này được cho là rất thuận lợi cho lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc.

Trung Đông cũng là một khu vực quan trọng vì là một trong ba tuyến đường được chọn cho chương trình Con đường Tơ lụa của Trung Quốc, được đánh giá là đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

Ngoài vấn đề kinh tế, chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Trung Đông lần này cũng nhận được sự quan tâm của dư luận khi đánh dấu sự can dự lớn hơn của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực.

Vai trò của Trung Quốc trong khu vực những năm qua không được chú ý nhiều. Lần cuối cùng một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc đến thăm Saudi Arabia  cách đây 7 năm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Trung Quốc thể hiện muốn gia tăng tiếng nói nhiều hơn vào việc giải quyết các cuộc xung đột ở Trung Đông. Trong tuần này, Trung Quốc lần đầu tiên công bố Văn kiện chính sách của Trung Quốc đối với các nước Arab, với cam kết hỗ trợ các nước Trung Đông đối phó với chủ nghĩa khủng bố.  

Chuyến thăm tới Trung Đông lần này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ Iran và Saudi Arabia đang căng thẳng, nên ông Tập Cận Bình sẽ có cơ hội để hòa giải một trong những bất đồng ngoại giao lớn nhất thế giới.

Đề cập đến chuyến thăm, Đặc phái viên Trung Quốc về Trung Đông Cung Tiểu Sinh nhận định, “Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc tới các nước Trung Đông có vai trò quan trọng, đã được lên kế hoạch từ lâu. Điều này thể hiện Trung Quốc đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Đông cũng như quan tâm rất nhều đến tình hình hiện nay của khu vực. Chúng tôi sẵn sàng tăng cường hợp tác để tìm ra các giải pháp cho những vấn đề nóng của khu vực”.

Mặc dù vây, giới quan sát nhận định , đây sẽ là một phép thử ngoại giao đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc gia tăng tiếng nói trong khu vực. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng, Trung Quốc sẽ thận trọng trong từng bước đi của mình, bởi vì nghiêng về phía nào trong xung đột ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia  cũng có thể gây ra những tác động bất lợi với Trung Quốc. Những tuyên bố của các quan chức Trung Quốc về chuyến thăm này cũng hết sức tránh đề cập đến vai trò hòa giải hay thực hiện một bước đột phá ngoại giao.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Minh nhấn mạnh, Trung Quốc luôn có lập trường cân bằng trong một số vấn đề khu vực. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông thuộc trường Đại học Bắc Kinh Vương Tỏa Lao thì cho rằng, Trung Quốc không phải là vị cứu tinh của Trung Đông và Trung Quốc không bao giờ muốn thay thế vị trí của Mỹ tại Trung Đông.

Trong khi ông  Jon Alterman- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nhận định, chiến lược của Trung Quốc là duy trì sự cân bằng hơn là ủng hộ bất cứ ai hay can thiệp vào vấn đề chính trị đầy phức tạp của khu vực. 

Trung Quốc cần cả Iran và Saudi Arabia để tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào một bên khác. Chính vì vậy, chuyến thăm tới Trung Đông lần đầu tiên trên cương vị chủ tịch sẽ là phép thử ngoại giao khéo léo của ông Tập Cận Bình trong việc giải quyết cân bằng bất đồng ngoại giao giữa Iran và Saudi Arabia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia kêu gọi Trung Quốc tránh “bẫy xung đột nước lớn” ở Biển Đông
Australia kêu gọi Trung Quốc tránh “bẫy xung đột nước lớn” ở Biển Đông

VOV.VN - Thủ tướng Australia cho rằng, Trung Quốc cần phải hiện thực hóa lời nói của mình bằng hành động cụ thể.

Australia kêu gọi Trung Quốc tránh “bẫy xung đột nước lớn” ở Biển Đông

Australia kêu gọi Trung Quốc tránh “bẫy xung đột nước lớn” ở Biển Đông

VOV.VN - Thủ tướng Australia cho rằng, Trung Quốc cần phải hiện thực hóa lời nói của mình bằng hành động cụ thể.

Trang web của trường đại học hàng đầu Trung Quốc bị IS tấn công
Trang web của trường đại học hàng đầu Trung Quốc bị IS tấn công

VOV.VN - Thông điệp của kẻ tấn công là kêu gọi ủng hộ thánh chiến Hồi giáo và kích động chiến tranh tôn giáo.

Trang web của trường đại học hàng đầu Trung Quốc bị IS tấn công

Trang web của trường đại học hàng đầu Trung Quốc bị IS tấn công

VOV.VN - Thông điệp của kẻ tấn công là kêu gọi ủng hộ thánh chiến Hồi giáo và kích động chiến tranh tôn giáo.

Hải quân Trung Quốc hăm dọa máy bay Philippines ở Biển Đông
Hải quân Trung Quốc hăm dọa máy bay Philippines ở Biển Đông

VOV.VN- Giới chức Philippines cho biết họ mới nhận được hai cảnh báo hăm dọa qua radio từ phía hải quân Trung Quốc khi họ bay bằng máy bay dân sự ở Biển Đông.

Hải quân Trung Quốc hăm dọa máy bay Philippines ở Biển Đông

Hải quân Trung Quốc hăm dọa máy bay Philippines ở Biển Đông

VOV.VN- Giới chức Philippines cho biết họ mới nhận được hai cảnh báo hăm dọa qua radio từ phía hải quân Trung Quốc khi họ bay bằng máy bay dân sự ở Biển Đông.

Trung Quốc ngang nhiên kêu gọi đầu tư vào “thành phố Tam Sa”
Trung Quốc ngang nhiên kêu gọi đầu tư vào “thành phố Tam Sa”

Cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, đang được kêu gọi đầu tư trái phép.

Trung Quốc ngang nhiên kêu gọi đầu tư vào “thành phố Tam Sa”

Trung Quốc ngang nhiên kêu gọi đầu tư vào “thành phố Tam Sa”

Cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính phi pháp do Trung Quốc thành lập trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, đang được kêu gọi đầu tư trái phép.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm 3 nước Trung Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm 3 nước Trung Đông

VOV.VN -Hôm nay (19/1), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Trung Đông gồm Saudi Arabia, Ai Cập và Iran.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm 3 nước Trung Đông

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm 3 nước Trung Đông

VOV.VN -Hôm nay (19/1), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức 3 nước Trung Đông gồm Saudi Arabia, Ai Cập và Iran.

Malaysia lên án Trung Quốc bay thử nghiệm ở Trường Sa
Malaysia lên án Trung Quốc bay thử nghiệm ở Trường Sa

Malaysia nhấn mạnh hành động bay thử của Trung Quốc sẽ làm cho tranh chấp ở Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn do sự xói mòn lòng tin giữa các nước.

Malaysia lên án Trung Quốc bay thử nghiệm ở Trường Sa

Malaysia lên án Trung Quốc bay thử nghiệm ở Trường Sa

Malaysia nhấn mạnh hành động bay thử của Trung Quốc sẽ làm cho tranh chấp ở Biển Đông ngày càng trở nên khó khăn do sự xói mòn lòng tin giữa các nước.