Chuyên gia quốc tế quan tâm diễn văn của Thủ tướng Việt Nam

VOV.VN - Tiến sĩ Nga đặc biệt ấn tượng trước phần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói về cường quyền chính trị trên thế giới.

Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Phiên thảo luận cấp cao của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 68 đã thu hút sự quan tâm tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, được dư luận quốc tế đánh giá cao, trong đó có các học giả Nga.

Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (ĐTNVN) thường trú tại Nga đã có cuộc phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông-Viện Hàn lâm Khoa học Nga về bài phát biểu quan trọng này.

PGS, TSKH V.Mazyrin tại cuộc phỏng vấn

PVThủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng mới đây có bài phát biểu tại khóa họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68 có tựa đề “Nhân loại cần một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo”.Ông có thể cho biết đánh giá của mình về diễn văn này? 

PGS, TSKH Mazyrin: Chúng tôi rất quan tâm nghiên cứu bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 68. Bài phát biểu này đã đưa ra một số đánh giá cũng như sáng kiến, thông điệp của Việt Nam đối với các vấn đề toàn cầu.

Tôi đặc biệt quan tâm tới các kết quả của Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và sáng kiến về chương trình nghị sự vì sự phát triển sau năm 2015. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt lưu ý tới vấn đề lớn của nhân loại là khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, hiểm họa môi trường.

Là một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, tôi cho rằng Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng và chứng minh có khả năng thực hiện các mục tiêu của chương trình phát triển toàn cầu, nhất là trong lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo.

Có thể nói, Việt Nam đã thực hiện rất thành công các mục tiêu này sau 25 năm cải cách, đổi mới, tỉ lệ người nghèo đã giảm từ 47% năm 1990 xuống còn 22% vào năm 2010. Tôi nghĩ rằng ít có nước nào có thể đạt được những thành tựu này.

Thách thức với Việt Nam hiện nay không còn là vấn đề nghèo, đói, mà với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đang đặt ra thách thức mới mà Thủ tướng Việt Nam đã đề cập, đó là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu.

Một trong những thông điệp quan trọng của Thủ tướng Việt Nam nêu lên trong bài phát biểu của mình là các nước phát triển cần chung tay giúp các nước kém phát triển để giải quyết các vấn đề chung của nhân loại, vượt qua thách thức với tinh thần "Một người vì tất cả, tất cả vì một người" như lời của Đại văn hào Alexandr Dumas.

Một điểm nữa khiến tôi quan tâm là trong phát biểu của mình, Thủ tướng Việt Nam cho biết Việt Nam không chỉ xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới mà còn giúp các nước khác sản xuất lúa gạo, góp phần tích cực bảo đảm an ninh lương thực thế giới.

Những nỗ lực này của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, cụ thể là Tổ chức nông lương của Liên Hợp quốc (FAO). Tôi tin rằng mô hình hợp tác nhiều ý nghĩa này sẽ được Liên Hợp Quốc và các phát triển ủng hộ, tài trợ.

Ngoài ra, tại diễn đàn này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp tục đến việc xây dựng lòng tin chiến lược trong quan hệ quốc tế. Đây là một thông điệp hết sức quan trọng.

PV: Thủ tướng Việt Nam đã nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin chiến lược góp phần củng cố hòa bình, giải quyết các xung đột trên thế giới. Ý kiến của ông về điều này?

PGS, TSKH Mazyrin: Trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề cập đến các vấn đề hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế. Tôi cho rằng các quan điểm và thông điệp của Việt Nam là rất công bằng.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng các nguyên tắc, quan điểm xây dựng lòng tin chiến lược, văn hóa trong quan hệ quốc tế, đối thoại giữa các nước lớn và nước nhỏ được Việt Nam đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Quan điểm này đã từng được nêu lên tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa qua và đang được Việt Nam tiếp tục phát triển lên. Tôi nghĩ rằng Việt Nam là một điển hình trong thực hiện quan điểm này trong quan hệ quốc tế.

Một trong những nội dung trong bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam mà giới chuyên gia chúng tôi rất quan tâm đó là tình hình căng thẳng vì những tranh lãnh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Theo tôi, nội dung "chỉ cần một hành vi thiếu trách nhiệm sẽ có thể dẫn tới xung đột, thậm chí dẫn tới chiến tranh" trong bài phát biểu là một tuyên bố quan trọng.

Việt Nam phản đối các hành động mang tính áp đặt, chính trị cường quyền, trái với luật pháp quốc tế và kêu gọi cộng đồng quốc tế không ngừng vun đắp lòng tin chiến lược giữa các quốc gia, kêu gọi các nước lớn hãy là những tấm gương kiến tạo hòa bình... Đây là những nội dung và thông điệp rất quan trọng đã được Thủ tướng Việt Nam đề cập trong phát biểu của mình.

PV: Ông nhận xét ra sao về sự tham gia của Việt Nam trong các vấn đề của Liên Hợp Quốc, cũng như trong các diễn đàn khu vực?

PGS, TSKH Mazyrin: Việt Nam có vai trò trung tâm trong hợp tác của khối ASEAN, đang cùng các thành viên khác xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới tương lai hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng. Trong những năm qua, vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam không ngừng được củng cố và phát triển ở cấp độ khu vực mà trên toàn cầu.

Tôi muốn trở lại bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi tuyên bố Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, điều này đã chứng tỏ vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện là thành viên tích cực và có trách nhiệm của Liên Hợp Quốc.

Nếu so sánh với Việt Nam trong những năm chiến tranh, thì đến nay Việt Nam đã tiến rất xa trên con đường phát triển, và uy tín của Việt Nam ở khu vực cũng như trên trường quốc tế là điều không phải bàn cãi.

Việt Nam đã tham gia hầu hết các diễn đàn quan trọng của quốc tế và đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc... điều đó cho thấy Việt Nam đủ năng lực cũng như tích cực, có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu.

Ngoài ra, tôi nghĩ Việt Nam có đủ các điều kiện để tham gia Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G-20. Bởi vì dưới góc độ nghiên cứu kinh tế, Việt Nam thuộc nhóm các thị trường phát triển nhanh (VISTA, gồm Việt Nam, Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina), bốn nước trong nhóm này là thành viên G-20, trừ Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng, Việt Nam hoàn toàn có đủ các điều kiện để tham gia nhóm G-20 và chúc Việt Nam sớm trở thành thành viên thứ 21 của nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ

VOV.VN - Hai bên trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ngoại trưởng Hoa Kỳ

VOV.VN - Hai bên trao đổi các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thời gian tới.

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Pháp và LHQ
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Pháp và LHQ

VOV.VN -Trước đó, Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo của 3 tổ chức: UNDP, UNICEF và UNFPA

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Pháp và LHQ

Thủ tướng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Pháp và LHQ

VOV.VN -Trước đó, Thủ tướng đã có buổi làm việc với lãnh đạo của 3 tổ chức: UNDP, UNICEF và UNFPA

Thủ tướng trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn
Thủ tướng trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn

Thủ tướng trả lời các vấn đề về: đường lối đối ngoại, Biển Đông, đạo luật nhân quyền...  cho phóng viên các hãng tin lớn

Thủ tướng trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn

Thủ tướng trả lời phỏng vấn các hãng tin lớn

Thủ tướng trả lời các vấn đề về: đường lối đối ngoại, Biển Đông, đạo luật nhân quyền...  cho phóng viên các hãng tin lớn

Thủ tướng: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Hoa Kỳ
Thủ tướng: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Hoa Kỳ

VOV.VN - “Việt Nam đang cải cách thể chế để các DN nước ngoài có thể đầu tư minh bạch vào Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế”.

Thủ tướng: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Hoa Kỳ

Thủ tướng: Việt Nam luôn chào đón doanh nghiệp Hoa Kỳ

VOV.VN - “Việt Nam đang cải cách thể chế để các DN nước ngoài có thể đầu tư minh bạch vào Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế”.

Phát biểu của Thủ tướng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
Phát biểu của Thủ tướng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

VOV.VN -Hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo. Tất cả vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng

Phát biểu của Thủ tướng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Phát biểu của Thủ tướng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

VOV.VN -Hướng tới một thế giới không có chiến tranh, không còn đói nghèo. Tất cả vì hòa bình, hợp tác, phát triển, thịnh vượng

Thủ tướng hội kiến với Tổng thư ký LHQ và Thủ tướng Haiti
Thủ tướng hội kiến với Tổng thư ký LHQ và Thủ tướng Haiti

VOV.VN - Hai bên thống nhất tăng cường quan hệ hợp tác hơn nữa.

Thủ tướng hội kiến với Tổng thư ký LHQ và Thủ tướng Haiti

Thủ tướng hội kiến với Tổng thư ký LHQ và Thủ tướng Haiti

VOV.VN - Hai bên thống nhất tăng cường quan hệ hợp tác hơn nữa.

Thủ tướng đối thoại với doanh nhân Hoa Kỳ
Thủ tướng đối thoại với doanh nhân Hoa Kỳ

VOV.VN -Các câu hỏi của doanh nhân Hoa Kỳ được Thủ tướng trả lời thẳng thắn và trao đổi khá cởi mở.

Thủ tướng đối thoại với doanh nhân Hoa Kỳ

Thủ tướng đối thoại với doanh nhân Hoa Kỳ

VOV.VN -Các câu hỏi của doanh nhân Hoa Kỳ được Thủ tướng trả lời thẳng thắn và trao đổi khá cởi mở.

Thủ tướng đối thoại với doanh nhân Hoa Kỳ (Phần 2)
Thủ tướng đối thoại với doanh nhân Hoa Kỳ (Phần 2)
Quốc tế đánh giá cao về hoạt động của Thủ tướng tại Mỹ
Quốc tế đánh giá cao về hoạt động của Thủ tướng tại Mỹ

VOV.VN -Các hoạt động của Thủ tướng đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với cộng đồng quốc tế.

Quốc tế đánh giá cao về hoạt động của Thủ tướng tại Mỹ

Quốc tế đánh giá cao về hoạt động của Thủ tướng tại Mỹ

VOV.VN -Các hoạt động của Thủ tướng đã để lại những dấu ấn sâu đậm đối với cộng đồng quốc tế.