Các dự án kiến trúc mang tính thời đại tiêu biểu trên thế giới
VOV.VN - Do tình trạng đất canh tác liên tục liên tục bị thu hẹp và phải đương đầu với các thách thức của biến đổi khí hậu, các thành phố tương lai sẽ phải là những không gian xanh hơn, nơi kiến trúc và sinh thái kết hợp với nhau vì một cuộc sống lành mạnh.
Đảo Pha lê
Kiến trúc này được Norman Foster, người sáng lập công ty kiến trúc Foster and Partners đề xuất. Đúng như tên gọi của nó, Đảo Pha lê (Crystal Island) sẽ là một cấu trúc nén cao, giống như hình chóp sẽ xuất hiện như tinh thể. Toàn bộ cấu trúc được bọc trong một "lớp da thứ hai" thoáng khí, sẽ được bịt kín vào mùa đông để tránh mất nhiệt và mở ra vào mùa hè để làm mát bên trong.
Đảo Pha lê dự kiến được tích hợp vào Công viên Nagatinskaya Poyma ở trung tâm Moscow, Nga. Cao 1.450 m và có diện tích sàn 2,5 triệu m², đây sẽ là cấu trúc lớn nhất trên Trái Đất. Việc xây dựng Đảo Pha lê bị hoãn lại vào năm 2009 do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ đó đến nay dự án vẫn trong tình trạng dang dở.
Thành phố Masdar
Được đặt theo tên của chính công ty thiết kế xây dựng, Thành phố Masdar là một dự án được quy hoạch cho thành phố Abu Dhabi ở UAE. Thành phố do Foster and Partners thiết kế này sẽ là trung tâm cho các công ty năng lượng sạch và cũng là nơi đặt trụ sở của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA). Dựa trên mục tiêu trung lập carbon, Masdar được cung cấp năng lượng bằng sự kết hợp năng lượng mặt trời, năng lượng gió; tất cả ánh sáng và nước đều được điều khiển bằng cảm biến để tối ưu hóa mức tiêu thụ.
Phần lớn nước của thành phố là nước mưa hoặc được thu giữ bởi các thiết bị ngưng tụ. Có tới 80% lượng nước thải sẽ được tái chế và tái sử dụng nhiều lần nhất có thể. Tính đến năm 2016, trang web chính thức của thành phố cho biết, ở đó có 2.000 người đang làm việc trong thành phố và chỉ có 300 sinh viên cư trú. Tuy nhiên, việc mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục cho đến khi đạt công suất dự kiến là 50.000 cư dân, 1.500 doanh nghiệp và 60.000 công nhân làm việc hàng ngày.
Siêu công trình Boston
Còn được gọi là BOA, khái niệm về một siêu công trình bền vững ở Cảng Boston được Kevin Schopfer thiết kế. Công trình có dạng hình chữ nhật với các cấu trúc đan xen bên trong này có thể chứa 15.000 người và nhiều cơ sở như các khách sạn, văn phòng, không gian bán lẻ, bảo tàng và một tòa thị chính.
Phù hợp với các tiêu chuẩn của Lãnh đạo về Thiết kế Năng lượng và Môi trường (LEED), siêu công trình này sẽ sử dụng năng lượng kết hợp của mặt trời, gió và các năng lượng tái tạo khác và sẽ đóng vai trò như một sự mở rộng của thành phố mà không làm tăng thêm tác động môi trường của việc đô thị hóa.
Thành phố Harvest
Trận động đất ở Haiti năm 2010 khiến 250.000 người chết, 300.000 người bị thương và khoảng 1,5 triệu người mất nhà cửa. Khắc phục và đối phó với thảm họa, Schopfer (hợp tác với Tangram 3DS) đã thiết kế Thành phố Harvest, một khu phức hợp nổi được tạo thành từ các mô-đun nổi có dây buộc - đường kính 3,2 km - ở ngoài khơi Port-au-Prince, Haiti.
Thành phố có khả năng chứa 30.000 cư dân chia làm 4 cộng đồng, trong đó, 2/3 dành riêng cho nông nghiệp, 1/3 dành cho công nghiệp nhẹ. Tất cả được kết nối với nhau bằng một hệ thống kênh thẳng. Toàn bộ thành phố sẽ nổi và neo vào đáy đại dương, làm giảm đáng kể tính dễ bị tổn thương do kiến tạo mảng và động đất.
Thành phố Lilypad
Khái niệm về một thành phố nổi Lilypad do Vincent Callebaut đề xuất. Về cơ bản, Callebaut đã dự đoán rằng mực nước biển dâng cao và các đường bờ biển biến mất sẽ làm phát sinh một hiện tượng mới được gọi là "người tị nạn khí hậu". Khi các thành phố ven biển chìm vào đáy biển trong thế kỷ này, người dân sẽ phải được di dời đến các cơ sở mới.
Do đó, Lilypad ra đời. Đây là một thành phố nổi hoàn toàn tự cung tự cấp có thể chứa tới 50.000 người. Năng lượng được cung cấp thông qua sự kết hợp năng lượng của mặt trời, gió, thủy triều và sinh khối, trong khi toàn bộ cấu trúc có thể hấp thụ CO2 từ khí quyển thông qua lớp vỏ ngoài bằng titanium dioxide.
Môi trường sống ở Bắc Cực New Orleans
Nằm ngoài khơi bờ biển New Orleans, nơi sông Mississippi đổ ra Vịnh Mexico, NOAH là một ý tưởng thiết kế khác được đề xuất bởi Kevin Schopfer (cùng một kiến trúc sư đã nghĩ ra BOA). Thiết kế phần lớn được lấy cảm hứng từ cơn bão Katrina và dự báo chu kỳ bão bão lặp lại trong khu vực sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Thành phố hình tam giác này có thể là nơi ở của 50.000 cư dân New Orleans. Để đảm bảo duy trì sự sống còn của ngành du lịch, thành phố cũng sẽ có tối đa 3 khách sạn (mỗi khách sạn 200 phòng), và 3 sòng bạc.
Kim tự tháp Mega-City Shimizu
Siêu công trình kiến trúc (hay còn gọi là Kim tự tháp TRY 2004) này do Tập đoàn Shimizu đề xuất vào năm 2004 như một giải pháp cho vấn đề dân số quá đông của Tokyo. Lấy cảm hứng từ Đại kim tự tháp Giza, công trình kiến trúc này sẽ được xây dựng ở Vịnh Tokyo, cao hơn 2.000m và là nơi ở của 1 triệu người.
Thiết kế của Kim tự tháp Mega hoàn toàn dựa vào sự sẵn có của các siêu vật liệu trong tương lai (chẳng hạn như ống nano carbon, do trọng lượng của kim tự tháp). Đây sẽ là cấu trúc lớn nhất từng được xây dựng và vượt quá khả năng chịu ứng suất của các vật liệu xây dựng hiện có. Trong khi kế hoạch ban đầu là bắt đầu xây dựng vào năm 2030, Shimizu vẫn quyết tâm hoàn thành dự án vào năm 2110./.