“Đừng gọi cảnh sát!!”

(VOV) - Nếu bắt gặp những mannequin trùm đầu kỳ quái trên đường phố Rome, đừng sợ đó chỉ là… nghệ thuật.

Các tác phẩm sắp đặt những mannequin đội mũ trùm đầu thò ra ngoài các thùng rác, chơi kéo co hoặc như thể được bắn vào một bảng phi tiêu của nghệ sỹ đường phố Mark Jenkins, 42 tuổi đến từ Washington DC đã tạo ra một loại hình nghệ thuật đường phố nhằm thu hút sự chú ý của mọi người.

Một toán người trùm đầu chơi kéo co trên mái nhà làm khách qua đường đứng tim.

Chỉ là một trò đùa, một con nghiện nằm trong thùng rác thò chân ra ngoài.

Bất chấp nguy hiểm, một mannequin trùm đầu nằm ngủ giữa hai cột biển báo.

Trước khi đến với nghệ thuật đường phố Mark Jenkins là một nghệ sỹ chơi saxophone và một nhà thiết kế web. Mục đích của ông khi sắp đặt các tác phẩm nghệ thuật là để lôi kéo sự quan tâm của mọi người ra khỏi chiếc điện thoại di động của họ, muốn họ chú ý nhiều hơn tới thế giới xung quanh.

Mark Jenkins chia sẻ: “Hầu hết các tác phẩm của ông đều hướng đến những tình huống thực tế có sự tương tác với môi trường. Tuy nhiên với phần dựng cảnh bên ngoài siêu thực làm cho các tác phẩm có sự nghịch lý”.

Một mannequin nam “bị quyến rũ” trước vẻ đẹp của mannequin nữ trong cửa hàng thời trang.

Một cánh tay kỳ lạ thò ra từ trong bức tường với một bó hoa trên tay tặng cho khách qua đường, trong khi những mannequin khác như thể vừa được bắn vào một bảng phi tiêu khổng lồ.

Một “ngư dân” lắc lư cần câu bên trên một tòa nhà trong khi một người khác treo lơ lửng trên đường phố.

Cống nước gần vỉa hè với những lát bánh mỳ nướng thò ra cũng được chọn làm một vị trí trình diễn nghệ thuật táo bạo.

Một mannequin nằm trong đống báo đằng sau một con phố. Jenkins nói mục đích của ông là tạo ra tiếng cười sau nỗi sợ hãi.

Những mannequin như những nam châm hút rác khi họ đứng cạnh một thùng rác trên đường phố ở Rome.

Dự án đường phố đầu tiên của Jenkins là hàng loạt những hình nộm được quấn băng đặt trên các đường phố ở Rio de Janeiro năm 2003. Theo ông: “chính những phản ứng sợ hãi hay nhầm lẫn đã tạo nên những tiếng cười cho khách qua đường khi bắt gặp những hình ảnh này”.

Năm 2005, ông bắt đầu làm việc với Sandra Frnandez trong dự án Storker với những hình nộm trẻ sơ sinh làm từ những cuộn băng được bỏ rơi hàng loạt ở các thành phố khác nhau.

“Mọi người thường hay tò mò. Từ trẻ em, người lớn và một cảnh sát đã tiếp cận những hình nộm đó với câu hỏi “đó là gì vậy”; tiếp theo là câu hỏi “mất bao nhiêu cuộn băng để làm ra chúng?”, ông cho biết.

Ông chia sẻ, những gì ông đang làm cũng tương tự như cách các nhà văn, các nhà làm phim tạo nên một thực tế hư cấu. Chỉ khác là công việc của ông không thực hiện trong rạp hát hay một cuốn sách mà xuất hiện ngay trước mắt bạn khi bạn đi dạo trên phố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên