“Hãy thuê tôi đi” – Dự án mang lại cuộc đời mới cho người vô gia cư tại Thái Lan

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đã khiến hàng triệu triệu người lâm vào cảnh khó khăn, đặc biệt là nhũng người vô gia cư ở Thái Lan. Tuy nhiên, nhờ một dự án mang tên “Hãy thuê tôi đi” – nhiều người vô gia cư đã có cơ hội sống một cuộc đời mới, có ý nghĩa hơn, thiết thực hơn với chính bản thân họ và với cả xã hội.

Khoác lên mình những chiếc tạp dề vàng, đeo những những chiếc găng tay đen, mỗi ngày có khoảng 100 người thường xuyên xuất hiện tại các cầu cảng, công viên và vỉa hè ở thủ đô Bangkok để quét rác. Trong cái nắng chói chang, mồ hôi nhễ nhãi và bụi nhưng ánh mắt và khuôn mặt họ vẫn toát lên vẻ hạnh phúc. Đó chính là những người vô gia cư – tham gia chương trình “Hãy thuê tôi đi” do quỹ Tấm gương – một tổ chức phi chính phủ tại Thái Lan thành lập ra từ tháng 7/2020 nhằm hỗ trợ những người không có nhà ở hoặc có nguy cơ trở thành người vô gia cư. Từ khi thành lập đến nay, dự án đã giúp hàng trăm người có thu nhập để trang trải cuộc sống.

Anh Chalee Maneeterm – một người tham gia dự án cho biết, 3 năm trước sau một tai nạn, anh bị mù một mắt. Chi phí cho phẫu thuật đã lấy đi toàn bộ tiền tiết kiệm và ngôi nhà của anh. Từ đây những chuỗi ngày cơ cực bắt đầu. Không việc làm, không thu nhập cộng thêm tác động của dịch Covid-19 đã khiến anh không thể chi trả cho những sinh hoạt cơ bản nhất như tắm rửa và vệ sinh. Phải sống dựa vào các tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, từ khi tham gia vào dự án “Hãy thuê tôi đi”, anh đã có thu nhập để trang trải cuộc sống.

Anh chia sẻ: “Nếu có cơ hội, tôi chỉ muốn làm một việc gì đó để bản thân tốt hơn, không phải sống dựa vào người khác.”

Còn với chị em bà Natcha, đã nhiều năm nay, họ sống trên các đường phố và xin ăn để sống qua ngày. Tuy nhiên, từ khi được giới thiệu đến với dự án, cuộc sống của 2 chị em bà đã thay đổi. Với khoản thu nhập ổn định, họ đã có tiền tiết kiệm, thuê được nhà, không phải ngủ trên các hè phố.

Bà Natcha chia sẻ:  “Cuộc sống đã tốt hơn vì chúng tôi không phải sống qua ngày một cách vô ích. Chúng tôi không còn phải đi xin ăn. Chúng tôi đã có thu nhập để trang trải cuộc sống, mua thức ăn. Tôi cảm thấy tự hào vì mình đã làm một điều gì đó có ích”.

Theo thống kê của Bộ Phát triển Xã hội và An toàn con người ở Thái Lan, những người như bà Natcha và anh Chalee Maneeterm chỉ là 2 trong số 2.700 người vô gia cư tại Thái Lan hiện nay. Những người vô gia cư này sống rải rác ở khắp mọi nơi song chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Bangkok,  Nakhon Ratchasima, Chiang Mai và Songkhla.

Chương trình hỗ trợ của chính phủ Thái Lan hiện mới chỉ cung cấp lán trại cho người vô gia cư. Tuy nhiên, chỗ ở chỉ là một trong nhiều nhu cầu của họ. Qua tiếp xúc với những người vô gia cư ở Thái Lan, quỹ Tấm gương phát hiện ra rằng điều mà nhóm người vô gia cư – những người dễ bị tổn thương trong xã hội – cần nhất hiện nay chính là một công việc ổn định và cơ hội tiếp cận với các điều kiện thiết yếu như nhà tắm, nhà vệ sinh, khu vực giặt là quần áo – những yếu tố được cho là ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của họ.

Nắm rõ thực tế này, dự án “Hãy thuê tôi đi” đã “ra đời”, mang lại việc làm cho những người vô gia cư với mức lương 400 baht, tương đương 13 USD cho một khung giờ làm việc kéo dài khoảng 3-4 tiếng.

Ông Sittiphol Chuprajong - quản lý dự án chia sẻ: “Khi họ có thu nhập, tôi cho rằng, họ cũng sẽ tự hỏi bản thân phải làm gì với tiền. Từ đây, họ sẽ có những quyết định quan trọng đối với cuộc sống của chính mình như tìm địa điểm để sống, chứ không phải sống lay lắt trên các con phố hoặc địa điểm công cộng.”

Có câu nói, giúp người gặp khó khăn nên giúp cho cần câu cá, chứ không phải chỉ giúp cho con cá. Đây có lẽ là mục tiêu mà dự án “Hãy thuê tôi đi” đang hướng tới những người vô gia cư tại Thái Lan hiện nay. Với ý nghĩa thiết thực này, dự án đã mang lại cuộc đời mới có ý nghĩa hơn với những người như bà Natcha và anh Chalee Maneeterm, giúp họ vừa tự trang trải cuộc sống, vừa góp ích cho xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống
Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

VOV.VN - Một bác sĩ Anh vừa cảnh báo rằng các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô nước này đang rơi vào thế phải cạnh tranh với nhau để được sử dụng máy thở trong bối cảnh số ca bệnh tiếp tục gia tăng.

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

Bi kịch ở London (Anh): Bệnh nhân Covid-19 phải “cạnh tranh” để có máy thở duy trì sự sống

VOV.VN - Một bác sĩ Anh vừa cảnh báo rằng các bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô nước này đang rơi vào thế phải cạnh tranh với nhau để được sử dụng máy thở trong bối cảnh số ca bệnh tiếp tục gia tăng.

Nga thừa nhận mức tử vong do Covid-19 cao gấp 3 lần so với thông báo
Nga thừa nhận mức tử vong do Covid-19 cao gấp 3 lần so với thông báo

VOV.VN - Hơn 186.000 người Nga đã tử vong do virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19), con số này cao gấp 3 lần con số được chính quyền Nga thông báo trước đó.

Nga thừa nhận mức tử vong do Covid-19 cao gấp 3 lần so với thông báo

Nga thừa nhận mức tử vong do Covid-19 cao gấp 3 lần so với thông báo

VOV.VN - Hơn 186.000 người Nga đã tử vong do virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19), con số này cao gấp 3 lần con số được chính quyền Nga thông báo trước đó.

Tổng thống cánh tả cấp tiến Mexico quyết làm cách mạng vì người nghèo?
Tổng thống cánh tả cấp tiến Mexico quyết làm cách mạng vì người nghèo?

VOV.VN - Sự kiện chính trị gia cánh tả “vì người nghèo” Obrador trở thành tân Tổng thống Mexico là một bước ngoặt lớn trong lịch sử quốc gia Mỹ Latin này.

Tổng thống cánh tả cấp tiến Mexico quyết làm cách mạng vì người nghèo?

Tổng thống cánh tả cấp tiến Mexico quyết làm cách mạng vì người nghèo?

VOV.VN - Sự kiện chính trị gia cánh tả “vì người nghèo” Obrador trở thành tân Tổng thống Mexico là một bước ngoặt lớn trong lịch sử quốc gia Mỹ Latin này.

Chết cháy thảm khốc ở thủ đô London: Bi kịch của người nghèo?
Chết cháy thảm khốc ở thủ đô London: Bi kịch của người nghèo?

VOV.VN - Nơi xảy ra cháy chung cư là khu nghèo của London. Người dân vô cùng bức xúc khi cho rằng giới chức bỏ bê người nghèo, chỉ quan tâm người giàu.

Chết cháy thảm khốc ở thủ đô London: Bi kịch của người nghèo?

Chết cháy thảm khốc ở thủ đô London: Bi kịch của người nghèo?

VOV.VN - Nơi xảy ra cháy chung cư là khu nghèo của London. Người dân vô cùng bức xúc khi cho rằng giới chức bỏ bê người nghèo, chỉ quan tâm người giàu.

Ác mộng nô lệ tình dục của người phụ nữ Australia bị lừa sang Pakistan
Ác mộng nô lệ tình dục của người phụ nữ Australia bị lừa sang Pakistan

VOV.VN - Vì nhẹ dạ cả tin, người phụ nữ Australia này đã phải lòng một gã lừa tình, bị dụ sang Pakistan và sống nhiều tháng tủi hổ như nô lệ tình dục.

Ác mộng nô lệ tình dục của người phụ nữ Australia bị lừa sang Pakistan

Ác mộng nô lệ tình dục của người phụ nữ Australia bị lừa sang Pakistan

VOV.VN - Vì nhẹ dạ cả tin, người phụ nữ Australia này đã phải lòng một gã lừa tình, bị dụ sang Pakistan và sống nhiều tháng tủi hổ như nô lệ tình dục.

Hơn một triệu người Nga sống kiếp nô lệ thời hiện đại
Hơn một triệu người Nga sống kiếp nô lệ thời hiện đại

VOV.VN - Tổ chức nhân quyền Walk Free Foundation trụ sở ở Australia mới đây cho hay, có tới hơn một triệu người Nga hiện đang sống kiếp nô lệ thời nay.

Hơn một triệu người Nga sống kiếp nô lệ thời hiện đại

Hơn một triệu người Nga sống kiếp nô lệ thời hiện đại

VOV.VN - Tổ chức nhân quyền Walk Free Foundation trụ sở ở Australia mới đây cho hay, có tới hơn một triệu người Nga hiện đang sống kiếp nô lệ thời nay.

Hành trình các nhà báo AP phanh phui nạn nô lệ đánh cá ở Đông Nam Á
Hành trình các nhà báo AP phanh phui nạn nô lệ đánh cá ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cuộc điều tra công phu, gian khổ của 4 nhà báo AP về nạn nô lệ trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á đã mang lại tự do cho hơn 2.000 nạn nhân.

Hành trình các nhà báo AP phanh phui nạn nô lệ đánh cá ở Đông Nam Á

Hành trình các nhà báo AP phanh phui nạn nô lệ đánh cá ở Đông Nam Á

VOV.VN - Cuộc điều tra công phu, gian khổ của 4 nhà báo AP về nạn nô lệ trong nghề đánh cá ở Đông Nam Á đã mang lại tự do cho hơn 2.000 nạn nhân.

Gần 36 triệu người đang sống kiếp nô lệ hiện đại
Gần 36 triệu người đang sống kiếp nô lệ hiện đại

VOV.VN - Nô dịch ở đây được hiểu là tước đoạt quyền tự do nhằm bóc lột lao động hay tình dục, thường là thông qua bạo lực, cưỡng ép hay đánh lừa.

Gần 36 triệu người đang sống kiếp nô lệ hiện đại

Gần 36 triệu người đang sống kiếp nô lệ hiện đại

VOV.VN - Nô dịch ở đây được hiểu là tước đoạt quyền tự do nhằm bóc lột lao động hay tình dục, thường là thông qua bạo lực, cưỡng ép hay đánh lừa.