Một nửa lượng nước trên Trái đất sinh ra trước khi có Mặt trời

VOV.VN - Khám phá thú vị này có ý nghĩa rất quan trong mở ra hướng đi mới cho việc tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ.

Một phát hiện mang tính đột phá của các nhà khoa học Mỹ mới đây cho biết nước trên Trái đất được hình thành cả trước khi có Mặt trời. Khám phá thú vị này có ý nghĩa rất quan trong mở ra hướng đi mới cho việc tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ.

Một nhóm các nhà khoa học ở trường Đại học Michigan ( Mỹ) khi nghiên cứu về sự hình thành của nước và Hệ mặt trời đã kết luận rằng, hệ Mặt trời có rất nhiều nước. Ngoài Trái đất, nước còn được tìm thấy trên Mặt trăng, sao Hỏa, sao Chổi, sao Thủy… và các vì sao băng giá của những hành tinh khổng lồ nào đó. Song nước đến từ đâu và hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học cho rằng các đám mây khí và bụi quanh các vì sao băng giá trôi nổi ngoài vũ trụ chính là nguồn gốc hình thành và cấu tạo nên nước.

Để chứng minh, một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà thiên văn học Ilsedore Cleeves đến từ Đại học Michigan (Mỹ) đã sử dụng một mô hình dựng trên máy vi tính, trong đó sử dụng 2 hóa chất là hydro và deuterium (còn gọi là hydro nặng). Các nhà nghiên cứu đã so sánh tỉ lệ của hydro nặng và nhận thấy rằng có khoảng 26 nguyên tử deuterium trong mỗi triệu nguyên tử hydro trong vũ trụ. Họ nhận thấy rằng, deuterium chính là nguyên tố hóa học đã làm giàu cho nước của Hệ Mặt trời.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy rằng để phản ứng xảy ra, trên vũ trụ trước đó phải có một lượng nước nhất định và việc làm giàu deuterium cũng phải ở trong một điều kiện rất lạnh (khoảng âm 243,5 độ C), đồng thời cần có một ít oxy và các bức xạ ion hóa (sự nhiễm xạ giữa các đám mây).

Tiến sĩ Conan Alexandr đến từ viện nghiên cứu Canerger, thành viên nhóm nghiên cứu giải thích: “Điều quan trọng là việc chúng ta đã mang được từ môi trường giữa các vì sao xa xôi và giá lạnh những miếng nước đá còn nguyên vẹn. Bên trong nó bao gồm nhiều chất hữu cơ. Một số người suy đoán rằng các chất hữu cơ trong những các thiên thạch và sao chổi có thể đã giúp tạo nên quá trình hình thành nước. Nếu đó là sự thật thì có thể coi Hệ thống mặt trời của chúng ta chính là nguồn gốc sơ khai để hình thành nên các vật liệu hữu cơ nguyên sơ và nước hay băng đá đã góp phần hình thành nên hệ  Mặt trời”.

Trên thực tế, nhóm nghiên cứu ước tính rằng khoảng 50% lượng nước trên Trái đất có thể đã có sẵn trước khi Hệ Mặt trời ra đời (khoảng 4,6 tỉ năm trước đây). Và với tỉ lệ tìm thấy được nêu trên, họ cũng kết luận rằng nhiều khả năng, quá trình phản ứng vừa nêu cũng xuất hiện ở các Hệ Mặt trời khác. Điều này đồng nghĩa rằng sự sống có thể tồn tại ở nơi nào đó giống như hành tinh của chúng ta. Các nhà khoa học khẳng định giờ đây con người có thể tiếp tục nghiên cứu về nguồn gốc của Nước bằng cách sử dụng các chất hóa học để giải thích./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sao Hỏa có yếu tố hỗ trợ sự sống
Sao Hỏa có yếu tố hỗ trợ sự sống

(VOV) - Mẫu đá trên Sao Thổ có hạt đất sét, sulfate và khoáng chất khác cần cho sự sống. Ngoài ra còn có dấu vết của hydro và oxygen.

Sao Hỏa có yếu tố hỗ trợ sự sống

Sao Hỏa có yếu tố hỗ trợ sự sống

(VOV) - Mẫu đá trên Sao Thổ có hạt đất sét, sulfate và khoáng chất khác cần cho sự sống. Ngoài ra còn có dấu vết của hydro và oxygen.

Phát hiện hành tinh mới có thể có sự sống giống Trái đất
Phát hiện hành tinh mới có thể có sự sống giống Trái đất

(VOV) - Hành tinh mới được phát hiện lớn hơn Trái đất ít nhất là 7 lần.

Phát hiện hành tinh mới có thể có sự sống giống Trái đất

Phát hiện hành tinh mới có thể có sự sống giống Trái đất

(VOV) - Hành tinh mới được phát hiện lớn hơn Trái đất ít nhất là 7 lần.

NASA không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa
NASA không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa

NASA đưa ra báo cáo tuyên bố không tìm thấy bất kỳ một dấu hiệu nào của sự sống sau một năm đưa xe thám hiểm Curiosity lên sao Hỏa.

NASA không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa

NASA không tìm thấy sự sống trên sao Hỏa

NASA đưa ra báo cáo tuyên bố không tìm thấy bất kỳ một dấu hiệu nào của sự sống sau một năm đưa xe thám hiểm Curiosity lên sao Hỏa.

Phát hiện hóa chất được cho là hình thành nên sự sống
Phát hiện hóa chất được cho là hình thành nên sự sống

(VOV) - Những tín hiệu từ phân tử hydroxylamine là cơ sở quan trọng để tìm ra nguồn gốc của sự sống trên hành tinh cách đây khoảng 3,6 tỷ năm.

Phát hiện hóa chất được cho là hình thành nên sự sống

Phát hiện hóa chất được cho là hình thành nên sự sống

(VOV) - Những tín hiệu từ phân tử hydroxylamine là cơ sở quan trọng để tìm ra nguồn gốc của sự sống trên hành tinh cách đây khoảng 3,6 tỷ năm.

Siêu đậu tương sống không cần nhiều nước
Siêu đậu tương sống không cần nhiều nước

VOV.VN - Các nhà khoa học hy vọng, giống đậu tương cho năng suất cao, thích ứng với môi trường sớm xuất hiện trước 2030.

Siêu đậu tương sống không cần nhiều nước

Siêu đậu tương sống không cần nhiều nước

VOV.VN - Các nhà khoa học hy vọng, giống đậu tương cho năng suất cao, thích ứng với môi trường sớm xuất hiện trước 2030.