NASA thử nghiệm thành công động cơ tên lửa giúp trở lại Mặt Trăng và thám hiểm sao Hỏa

VOV.VN - NASA đã tiến hành cuộc thử nghiệm bước ngoặt này khi phóng 4 động cơ tên lửa mà sau này được sử dụng để đưa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) vào quỹ đạo.

Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Trung tâm Vũ trụ Stennis của NASA ở Vịnh St.Louis, Mississippi và bắt đầu lúc 16h40 (giờ địa phương) ngày 18/3. Cuộc thử nghiệm kéo dài trong 8 phút.

Cuộc thử nghiệm trên là cuộc thử nghiệm thứ 8 của động cơ này nhưng là cuộc thử nghiệm đầu tiên có thể đốt toàn bộ nhiên liệu trong 8 phút như phóng tên lửa thật. Để tiến hành cuộc thử nghiệm này, NASA đã đưa 733.000 gallon (khoảng hơn 2,7 triệu lít) nhiên liệu tên lửa siêu lạnh vào các thùng nhiên liệu của động cơ mặc dù động cơ vẫn được gắn vào bệ thử tên lửa ở Trung tâm Vũ trụ Stennis.

Quá trình đốt nhiên liệu trong 8 phút đã tạo ra một cột khói khổng lồ và những tiếng gầm rú đinh tai nhưng không có vấn đề nào trong suốt cuộc thử nghiệm. Trước đó, cuộc thử nghiệm hồi tháng 1 đã bị gián đoạn khiến các kỹ sư buộc phải ngừng động cơ khi mới đốt nhiên liệu được 1 phút.

Các động cơ RS-25 không phải mới được biết tới khi 3 trong số những động cơ này đã đẩy Tàu Con thoi vào quỹ đạo trong hàng thập kỷ, trong khi SLS, một phương tiện đẩy siêu nặng đã sử dụng 4 động cơ khổng lồ, đủ mạnh để đưa gần 800 tấn cả con người và hàng hóa vào vũ trụ.

Đây là nguồn năng lượng cần thiết để phóng tàu vũ trụ Orion thực hiện sứ mệnh Artemis nhằm giúp đưa con người trở lại Mặt Trăng và chuẩn bị cho các chuyến thám hiểm của con người tới sao Hỏa.

Quyền Giám đốc NASA Steve Jurczyk nhận định với báo giới rằng NASA đang "tìm kiếm cơ hội trong năm nay" để phóng Artemis I, thử nghiệm hệ thống phóng không gian (SLS) không người lái, tàu vũ trụ Orion và một số vệ tinh thu nhỏ (cubesat) song ông cũng lưu ý rằng những vấn đề bất ngờ có thể phát sinh vào giai đoạn quan trọng tại địa điểm phóng.

Hiện nay, SLS và Orion đang phải cạnh tranh với công ty tư nhân Space X, từng đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế hồi tháng 11/2020 trên tàu vũ trụ Crew Dragon. SpaceX hiện đang phát triển tên lửa Starship, một tàu không gian có thể tái sử dụng nhưng công ty này chưa thể điều khiển nó hạ cánh thành công./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NASA tạo ra oxy trên sao Hỏa qua công nghệ trên tàu thám hiểm Perveserance
NASA tạo ra oxy trên sao Hỏa qua công nghệ trên tàu thám hiểm Perveserance

VOV.VN - NASA đang có kế hoạch tạo ra oxy trong bầu khí quyển giàu CO2 của sao Hỏa bằng cách sử dụng công nghệ được gắn trên tàu thám hiểm Perseverance.

NASA tạo ra oxy trên sao Hỏa qua công nghệ trên tàu thám hiểm Perveserance

NASA tạo ra oxy trên sao Hỏa qua công nghệ trên tàu thám hiểm Perveserance

VOV.VN - NASA đang có kế hoạch tạo ra oxy trong bầu khí quyển giàu CO2 của sao Hỏa bằng cách sử dụng công nghệ được gắn trên tàu thám hiểm Perseverance.

NASA công bố video hạ cánh ấn tượng và những âm thanh đầu tiên trên sao Hỏa
NASA công bố video hạ cánh ấn tượng và những âm thanh đầu tiên trên sao Hỏa

VOV.VN - NASA đã công bố video tàu thăm dò Perseverance hạ cánh trên sao Hỏa và những âm thanh đầu tiên thu được từ hành tinh đỏ.

NASA công bố video hạ cánh ấn tượng và những âm thanh đầu tiên trên sao Hỏa

NASA công bố video hạ cánh ấn tượng và những âm thanh đầu tiên trên sao Hỏa

VOV.VN - NASA đã công bố video tàu thăm dò Perseverance hạ cánh trên sao Hỏa và những âm thanh đầu tiên thu được từ hành tinh đỏ.

Tàu thăm dò Perseverance của NASA hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa
Tàu thăm dò Perseverance của NASA hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa

VOV.VN - Rạng sáng 19/2 theo giờ Việt Nam, Perseverance - tàu thăm dò Sao Hỏa của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh an toàn trên bề mặt của Sao Hỏa sau hành trình hơn 292 triệu dặm từ Trái đất.

Tàu thăm dò Perseverance của NASA hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa

Tàu thăm dò Perseverance của NASA hạ cánh an toàn trên Sao Hỏa

VOV.VN - Rạng sáng 19/2 theo giờ Việt Nam, Perseverance - tàu thăm dò Sao Hỏa của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã hạ cánh an toàn trên bề mặt của Sao Hỏa sau hành trình hơn 292 triệu dặm từ Trái đất.