Chủ tịch TPHCM phê bình một số sở, ngành lơ là phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu các quận, huyện tổng hợp số liệu và trao đổi với nhau để chủ động rà soát, tìm kiếm các trường hợp nghi ngờ.

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM diễn ra tối 17/5, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã phê bình một số sở, ngành còn lơ là trong công tác phòng, chống dịch và đề nghị cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong thời gian tới.

Báo cáo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, lực lượng chức năng từ thành phố đến các quận, huyện, phường, xã đã tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở theo quy định về tạm ngưng hoặc là hạn chế hoạt động... Cụ thể, đã kiểm tra 763 đợt với gần 3.100 cơ sở, trong đó, 526 cơ sở bị nhắc nhở, 5 cơ sở bị yêu cầu tạm ngưng hoạt động, 144 cơ sở bị xử phạt (trong đó 34 cơ sở bị xử phạt lần 2) với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng. Liên quan đến việc xử phạt không đeo khẩu trang, có 485 người bị phạt với số tiền 931 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Ngô Minh Châu cho rằng cần bố trí thêm lực lượng, trang thiết bị để phục vụ tốt hơn trong công tác kiểm soát: "Mỗi ngày, các chốt kiểm soát 12.500 phương tiện và 28.500 lượt người. Trong thời gian tới, sau 3 ngày thực hiện, các tổ sẽ tiến hành xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang. Chúng ta nhắc nhở trong 3 ngày đầu. Sắp tới sẽ thực hiện theo đúng quy định pháp luật".

“Thái độ dửng dưng trong phòng chống dịch là không thể chấp nhận”

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đề nghị quận Bình Thạnh báo cáo về việc xử lý tình trạng ăn uống, tụ tập đông người mà báo chí phản ảnh trong thời gian qua.

Theo Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh Đinh Khắc Huy, từ ngày 3/5 đến nay, quận đã thành lập 2 đội kiểm tra liên ngành và 20 đội kiểm tra cấp phường. Qua đó đã xử lý 61 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là 76 tiệu đồng. Ngoài ra, quận cũng đã xử phạt 149 người vi phạm không đeo khẩu trang với số tiền 297 triệu đồng. Ông Đinh Khắc Huy cho biết có 3 cơ sở vi phạm lần 2 và Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đề nghị cần thiết rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn.

Trong khi đó, đại diện Quận 5 cho biết, các lực lượng đã kiểm tra 385 cơ sở, trong đó có 21 cơ sở vi phạm, lập biên bản xử phạt 5 cơ sở, yêu cầu tạm ngưng 5 cơ sở không đáp ứng bộ tiêu chí; xử phạt 18 trường hợp không đeo khẩu trang với số tiền 36 triệu đồng.

Sau khi nghe các quận, huyện và sở ngành báo cáo, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã kiểm điểm một số “tư lệnh” ngành, đặc biệt là ngành giao thông do chưa thực sự quan tâm đến công tác phòng chống dịch, đặc biệt là việc kiểm soát công tác phòng chống dịch ở lĩnh vực xe công nghệ. Qua đó, người đứng đầu chính quyền TPHCM đề nghị cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác phòng chống dịch, xem đây là nhiệm vụ quan trọng nhất, không được phép lơ là trong bất cứ giây phút nào.

“Trước tình hình hiện nay, thái độ dửng dưng trong phòng, chống dịch là không chấp nhận được. Chúng ta hành động quyết liệt vì sự an toàn vì sức khỏe của người dân. Cho nên nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay là giữ vững được thành quả trong thời gian qua, tiếp tục có những hành động quyết liệt, chủ động và thần tốc, đồng bộ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19”, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Đặc biệt, ông Nguyễn Thành Phong đề nghị cần phải tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong các khu chế xuất - khu công nghiệp. Thời gian tới, ông Nguyễn Thành Phong khẳng định phải hành động quyết liệt, chuẩn bị đầy đủ các phương án trong phạm vi trách nhiệm quản lý, đảm bảo công tác bầu cử diễn ra an toàn trong mọi tình huống.

Ở lĩnh vực y tế, Giám đốc các bệnh viện phải có phương án phòng chống dịch cụ thể; Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch ở các địa phương không được rời thành phố trong giai đoạn này. Từng UBND phường, xã thị trấn công bố đường dây nóng; giải tán các trường hợp tập trung từ 30 người trở lên, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên…

Các sở ngành định kỳ rà soát lại các bộ tiêu chí an toàn trong từng lĩnh vực để bổ sung cho phù hợp, có kí cam kết cụ thể. Bên cạnh đó, kiên quyết đình chỉ các cơ sở vi phạm trong công tác phòng, chống dịch; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, nơi nào để xảy ra tình trạng lơ là thì người đứng đầu chịu trách nhiệm; phát huy vai trò của tổ COVID-19 trong cộng đồng, vận động người dân đến vùng có dịch phải khai báo y tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hành động để không phải chứng kiến những hình ảnh nhói lòng mùa dịch!
Hành động để không phải chứng kiến những hình ảnh nhói lòng mùa dịch!

VOV.VN - Chứng kiến hình ảnh chiến sỹ không thể về chịu tang mẹ hay những em bé 2-3 tuổi mặc những bộ đồ bảo hộ người lớn trong thời tiết ngột ngạt, liệu chúng ta đã tự hỏi sẽ làm gì để giảm thiểu những hình ảnh nhói lòng như thế này?

Hành động để không phải chứng kiến những hình ảnh nhói lòng mùa dịch!

Hành động để không phải chứng kiến những hình ảnh nhói lòng mùa dịch!

VOV.VN - Chứng kiến hình ảnh chiến sỹ không thể về chịu tang mẹ hay những em bé 2-3 tuổi mặc những bộ đồ bảo hộ người lớn trong thời tiết ngột ngạt, liệu chúng ta đã tự hỏi sẽ làm gì để giảm thiểu những hình ảnh nhói lòng như thế này?

Trắng đêm xét nghiệm, sàng lọc người mắc COVID-19 tại Hà Nam
Trắng đêm xét nghiệm, sàng lọc người mắc COVID-19 tại Hà Nam

VOV.VN - Những người làm công tác xét nghiệm COVID-19 ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đang từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để thực hiện nhanh chóng, chính xác từng mẫu xét nghiệm.

Trắng đêm xét nghiệm, sàng lọc người mắc COVID-19 tại Hà Nam

Trắng đêm xét nghiệm, sàng lọc người mắc COVID-19 tại Hà Nam

VOV.VN - Những người làm công tác xét nghiệm COVID-19 ở Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam đang từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để thực hiện nhanh chóng, chính xác từng mẫu xét nghiệm.

Covid-19 và cuộc sống của những người lao động tự do ở xóm trọ nghèo
Covid-19 và cuộc sống của những người lao động tự do ở xóm trọ nghèo

VOV.VN - Những ngày gần đây, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hà Nội tạm thời giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè… cuộc sống của những người lao động tự do cũng trở nên lao đao.

Covid-19 và cuộc sống của những người lao động tự do ở xóm trọ nghèo

Covid-19 và cuộc sống của những người lao động tự do ở xóm trọ nghèo

VOV.VN - Những ngày gần đây, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Hà Nội tạm thời giải tỏa chợ cóc, chợ tạm, trà đá vỉa hè… cuộc sống của những người lao động tự do cũng trở nên lao đao.