Phát hiện khảo cổ mới ở Sơn Đông đẩy "tuổi đời" Vạn Lý Trường Thành lên 300 năm

VOV.VN - Những phế tích mới được khai quật ở quận Trường Thanh, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc mới đây đã đẩy mốc thời gian xây dựng Vạn Lý Trường Thành lên khoảng 300 năm.

Theo truyền thông thành phố Tế Nam (Trung Quốc), cuộc khai quật diễn ra từ tháng 5 đến tháng 12/2024, trên diện tích 1.100 m2 tại làng Quảng Lí (Guangli). Đây là lần đầu tiên một cơ quan di tích văn hóa và khảo cổ tiến hành khai quật đối với Vạn Lý Trường Thành thời nhà Tề, sau các cuộc khảo sát và điều tra sơ bộ.

Kết quả, các nhà khoa học đã bất ngờ phát hiện một bức tường đất nện có từ sớm hơn “thủy tổ của Vạn Lý Trường Thành thời nhà Tề” hiện đã được các nhà sử học công nhận, trực tiếp đẩy lịch sử xây dựng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc tiến lên 300 năm.

Trường Thành thời nhà Tề là một phần quan trọng của Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Đây là đoạn Trường Thành sớm nhất và dài nhất của Trung Quốc, có chiều dài hơn 640 km.

Ông Trương Tố (Zhang Su), trưởng nhóm dự án của Viện Di tích Văn hóa và Khảo cổ học tỉnh Sơn Đông, cho biết cuộc khai quật đã tiết lộ bằng chứng đáng kể về nhiều giai đoạn xây dựng. Nhóm đã khai quật được các công trình đất nện lớn, đường sá, sườn dốc, nền nhà ở, hào và hố tro, cũng như các bức tường có niên đại thuộc nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của Trường Thành.

Theo ông, các bức tường thành có thể được chia thành hai giai đoạn chính: sớm và muộn. Các bức tường giai đoạn sớm, có niên đại từ thời Xuân Thu, rộng khoảng 10 mét và có thể được xây dựng sớm nhất là vào thời nhà Chu (1046 TCN-256 TCN). Các phần tường giai đoạn muộn chủ yếu thuộc về thời Chiến Quốc (475 TCN-221 TCN).

Giai đoạn thứ ba là thời kỳ tường thành được bảo tồn tốt nhất, với kỹ thuật xây dựng tiên tiến nhất và có kích thước lớn nhất, rộng tới hơn 30 mét. Phần này có thể được xây dựng vào thời kỳ đỉnh cao của nước Tề trong thời Chiến Quốc.

Theo các chuyên gia, phát hiện khảo cổ này đẩy thời gian xây dựng Vạn Lý Trường Thành lên thời Tây Chu, giúp xác lập đây là Vạn Lý Trường Thành sớm nhất được biết đến ở Trung Quốc. Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc và con đường phát triển của hệ thống Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Mặt Trời nhân tạo” của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới
“Mặt Trời nhân tạo” của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới

VOV.VN - Ngày 20/1, “Mặt Trời nhân tạo” của Trung Quốc đã duy trì hoạt động plasma giới hạn cao ở trạng thái ổn định trong hơn 1.000 giây, lập kỷ lục thế giới, đánh dấu bước đột phá trong hành trình tìm kiếm cách thức sản xuất điện nhiệt hạch.

“Mặt Trời nhân tạo” của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới

“Mặt Trời nhân tạo” của Trung Quốc lập kỷ lục thế giới

VOV.VN - Ngày 20/1, “Mặt Trời nhân tạo” của Trung Quốc đã duy trì hoạt động plasma giới hạn cao ở trạng thái ổn định trong hơn 1.000 giây, lập kỷ lục thế giới, đánh dấu bước đột phá trong hành trình tìm kiếm cách thức sản xuất điện nhiệt hạch.

Người dân Bắc Kinh, Trung Quốc dạo chợ hoa ngày Tết
Người dân Bắc Kinh, Trung Quốc dạo chợ hoa ngày Tết

VOV.VN - Trong không khí Tết Nguyên đán đang tràn về, người dân Bắc Kinh, Trung Quốc tấp nập đi chợ hoa. Điều này đã trở thành thói quen trong những dịp Tết đến, Xuân về. Những bông hoa tươi thắm không chỉ tô điểm cho ngôi nhà thêm tươi sáng, mang không khí của mùa xuân mà còn thể hiện mắt nghệ thuật của chủ nhân.

Người dân Bắc Kinh, Trung Quốc dạo chợ hoa ngày Tết

Người dân Bắc Kinh, Trung Quốc dạo chợ hoa ngày Tết

VOV.VN - Trong không khí Tết Nguyên đán đang tràn về, người dân Bắc Kinh, Trung Quốc tấp nập đi chợ hoa. Điều này đã trở thành thói quen trong những dịp Tết đến, Xuân về. Những bông hoa tươi thắm không chỉ tô điểm cho ngôi nhà thêm tươi sáng, mang không khí của mùa xuân mà còn thể hiện mắt nghệ thuật của chủ nhân.

Lễ hội hoa đăng Tự Cống - đỉnh cao nghệ thuật đèn lồng của Trung Quốc
Lễ hội hoa đăng Tự Cống - đỉnh cao nghệ thuật đèn lồng của Trung Quốc

VOV.VN - Lễ hội đèn lồng Tự Cống là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, mang đậm nét truyền thống từ triều đại nhà Đường. Kỹ thuật và thiết kế đèn lồng ở Tự Cống có tính nghệ thuật cao, tạo thêm nét kỳ diệu cho dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Từ năm 1987, Lễ hội này đổi tên thành Lễ hội đèn lồng khủng long quốc tế Tự Cống.

Lễ hội hoa đăng Tự Cống - đỉnh cao nghệ thuật đèn lồng của Trung Quốc

Lễ hội hoa đăng Tự Cống - đỉnh cao nghệ thuật đèn lồng của Trung Quốc

VOV.VN - Lễ hội đèn lồng Tự Cống là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Trung Quốc, mang đậm nét truyền thống từ triều đại nhà Đường. Kỹ thuật và thiết kế đèn lồng ở Tự Cống có tính nghệ thuật cao, tạo thêm nét kỳ diệu cho dịp Tết Nguyên đán ở Trung Quốc. Từ năm 1987, Lễ hội này đổi tên thành Lễ hội đèn lồng khủng long quốc tế Tự Cống.