Trái đất trông như thế nào khi nhìn từ trên cao?

VOV.VN-Những bức ảnh có độ phân giải cao chụp từ vệ tinh và máy bay này giúp ta hiểu được cảm giác của các phi hành gia khi họ quan sát Trái Đất từ không gian.

Mỏ quặng sắt Whaleback Iron ở vùng Pilbara của Tây Australia. Khoảng 98% quặng sắt khai thác của thế giới được sử dụng để sản xuất thép. Đây cũng là một thành phần quan trọng trong việc xây dựng các tòa nhà, sản xuất ô tô hay các thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh.
London là thủ đô và là thành phố đông dân nhất của nước Anh. Nằm trên sông Thames, đây là thành phố được du khách ghé thăm nhiều nhất trên thế giới dựa trên lượng khách quốc tế. London cũng được công nhận là nơi có  nền văn hóa đa dạng. Có khoảng 300 ngôn ngữ được sử dụng trong khu vực Greater London.
Nghĩa địa máy bay. Sân bay Southern California Logistics ở Victorville có hơn 150 chiếc máy bay đã nghỉ hưu. Nhu cầu về máy bay cỡ lớn (jumbo) đã giảm đáng kể trong 2 thập kỷ qua. Những chiếc máy bay hai động cơ cỡ nhỏ hơn được ưa chuộng hơn do giá phải chăng hơn. Điều kiện thời tiết khô ở Victorville, bên rìa của sa mạc Mojave, hạn chế sự ăn mòn của kim loại, do đó, những chiếc máy bay có thể được lưu trữ ở đây trong nhiều năm trong khi chúng bị dỡ hết phụ tùng.
Tàu chở dầu Singapore. Tàu chở hàng và tàu chở dầu từ bên ngoài đang đi vào vào cảng Singapore. Đây là cảng biển đông đúc thứ 2 trên thế giới về tổng trọng tải, vận chuyển 20% container hàng hóa của thế giới và 50% lượng dầu thô hàng năm của thế giới.
Mont Saint-Michel là một cộng đồng nằm cách bờ biển Normandy của Pháp 1 km. Trong 600 năm qua, hòn đảo này đã hoạt động như một tu viện nổi bật. Ngày nay, Saint-Michel là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất nước Pháp.
Hệ thống kênh đào của Amsterdam, được gọi là Grachten. Vào đầu thế kỷ 17, khi làn sóng nhập cư lên đến cao trào, một kế hoạch toàn diện cho việc mở rộng của thành phố được phát triển với bốn vòng tròn đồng tâm của kênh rạch nổi lên ở bờ sông chính. Trong nhiều thế kỷ, các con kênh được sử dụng để bảo vệ, quản lý nước và vận chuyển. 
Venice, Italy, nằm trên 118 hòn đảo được ngăn cách bởi các kênh rạch và nối với nhau bằng các cây cầu. Với nước thủy triều dự kiến sẽ tăng lên đến mức nguy hiểm trong những thập kỷ tới, thành phố đã xây dựng 78 cửa thép qua đó nước từ biển Adriatic có thể chảy vào các đầm của Venice. Những chiếc cửa thép nặng 300 tấn được cố định cho các căn cứ bê tông lớn dưới đáy biển.
Nhà kính ở Almería, Tây Ban Nha. Các cấu trúc trong khu vực này bao gồm khoảng 20.000 hecta đất. Việc sử dụng lớp phủ bằng nhựa có thể giúp tăng sản lượng sản xuất, quy mô sản xuất và rút ngắn thời gian sinh trưởng. 
Bộ thu năng lượng mặt trời Gemasolar ở Seville, Tây Ban Nha, chứa 2.650 bộ phận điều khiển nhiệt, tập trung năng lượng nhiệt của mặt trời để làm  muối nóng chảy. Muối nóng chảy sau đó được chuyển từ tháp cao 140m vào bể chứa, được làm cho bốc hơi để tạo ra điện. Tổng cộng, cơ sở này phát thải khoảng 30.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm.
Hoa tulip Hà Lan. Hàng năm, các cánh đồng hoa tulip ở Lisse, Hà Lan, bắt đầu nở vào tháng 3 và cao điểm vào cuối tháng 4. Người Hà Lan sản xuất tổng cộng 4,32 tỷ cây hoa tulip mỗi năm, hơn một nửa trong số đó (2,3 tỷ) trồng thành hoa cắt. Trong số này khoảng 1,3 tỷ cây được bán tại Hà Lan và phần còn lại được xuất khẩu: 630 triệu sang châu Âu và 370 triệu ở các nơi khác.
Quận Eixample ở Barcelona, Tây Ban Nha, nổi tiếng với mô hình mạng lưới với các căn hộ có sân chung. Y tưởng thiết kế này là của Ildefons Cerdà. 
Thủ đô Paris, Pháp. Các kế hoạch đường phố và sự xuất hiện đặc biệt của trung tâm Paris phần lớn là từ chương trình công trình công cộng lớn do Napoleon ủy nhiệm và đạo diễn bởi Georges-Eugene Haussmann, giữa năm 1853 và 1870. Kế hoạch đổi mới Paris của Haussmann bao gồm việc phá hủy các khu phố trung cổ đông đúc và không lành mạnh, xây dựng các con đường rộng, đường chéo, công viên, hệ thống cống rãnh, đài phun nước và cống dẫn nước.
Bờ biển ở Perth, Australia, nổi tiếng thế giới với cát trắng tuyệt đẹp và nước trong xanh. Khi nhìn từ trên cao, chúng ta cũng có thể khám phá các dòng nước và xoáy nước được tạo ra khi các sóng đánh vào các rạn san hô ngoài khơi. 
Pembrokeshire là một quận ở phía tây nam xứ Wales. Khu vực này là nơi có công viên quốc gia Pembrokeshire Coast, nơi có đường mòn đi bộ dài 186 km được gọi là Con đường Bờ biển Pembrokeshire./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Điều gì xảy ra khi thiên thạch rơi xuống trái đất?
Ảnh: Điều gì xảy ra khi thiên thạch rơi xuống trái đất?

VOV.VN - Khi thiên thạch rơi xuống trái đất, chúng để lại các vết lõm lớn trên bề mặt, thậm chí đôi khi còn dẫn đến sự phá hủy lớn trên bề mặt.

Ảnh: Điều gì xảy ra khi thiên thạch rơi xuống trái đất?

Ảnh: Điều gì xảy ra khi thiên thạch rơi xuống trái đất?

VOV.VN - Khi thiên thạch rơi xuống trái đất, chúng để lại các vết lõm lớn trên bề mặt, thậm chí đôi khi còn dẫn đến sự phá hủy lớn trên bề mặt.

Những bức ảnh Anthropocene: Con người tàn phá Trái đất như thế nào
Những bức ảnh Anthropocene: Con người tàn phá Trái đất như thế nào

VOV.VN - Những bức ảnh khổ rộng về công nghiệp hóa, đô thị hóa và phá rừng của tác giả Edward Burtynsky cho thấy con người đang tàn phá Trái Đất như thế nào.

Những bức ảnh Anthropocene: Con người tàn phá Trái đất như thế nào

Những bức ảnh Anthropocene: Con người tàn phá Trái đất như thế nào

VOV.VN - Những bức ảnh khổ rộng về công nghiệp hóa, đô thị hóa và phá rừng của tác giả Edward Burtynsky cho thấy con người đang tàn phá Trái Đất như thế nào.