Trung Quốc phóng vệ tinh thương mại “tự lái” đầu tiên trên thế giới

VOV.VN - Trung Quốc mới đây đã phóng thành công 2 vệ tinh thương mại “tự lái”. Lần phóng này được đánh giá là cột mốc mới trong lĩnh vực đo vẽ bản đồ vũ trụ thương mại của Trung Quốc, có thể thay đổi cách thức quan sát Trái Đất.

Vệ tinh 4D Cao Cảnh-2 03 và 04 (4D Gaojing-2 03 và 04) được Trung Quốc phóng thành công lên quỹ đạo từ Trung tâm Phóng Vệ tinh Tửu Tuyền bằng tên lửa đẩy Trường Chinh-2C hôm 25/11. Đây là hai vệ tinh radar có độ phân giải cao thuộc hệ thống vệ tinh viễn thám thương mại 4D thế hệ mới của Trung Quốc.

Là các vệ tinh đo vẽ bản đồ vi sóng thương mại, Cao Cảnh-2 03 và 04 có thể cung cấp hình ảnh radar có độ phân giải cao, hoạt động cả ngày, trong mọi thời tiết, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Sau khi vận hành trên quỹ đạo, đây sẽ là những vệ tinh thương mại đầu tiên trên toàn cầu có khả năng tự bay, mà theo truyền thông Trung Quốc là mở ra kỷ nguyên mới của vệ tinh thương mại “tự lái” và đánh dấu cột mốc mới trong lĩnh vực đo vẽ bản đồ vũ trụ thương mại của nước này. Khác với vệ tinh truyền thống cần sự điều khiển liên tục từ mặt đất để di chuyển, cặp vệ tinh mới có thể tự duy trì và điều chỉnh quỹ đạo mà không cần con người can thiệp.

Hai vệ tinh này do Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ Thượng Hải (SAST) thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển, có thể thay đổi cách thức quan sát Trái Đất, với việc sử dụng nhiều hệ thống tiên tiến, bao gồm công nghệ radar khẩu độ tổng hợp (SAR) cho phép vệ tinh nhìn xuyên qua mây, sương mù và bóng tối.

Các vệ tinh này chủ yếu phục vụ trong các lĩnh vực như tài nguyên thiên nhiên, an ninh đô thị, quản lý khẩn cấp, đại dương và hàng hải. Hình ảnh radar có độ phân giải cao và chất lượng cao sẽ hỗ trợ hiệu quả cho việc cập nhật đo vẽ bản đồ cơ bản, sản xuất nông nghiệp và giám sát môi trường sinh thái của Trung Quốc. Các vệ tinh này cũng có thể nhanh chóng cung cấp hình ảnh phạm vi xảy ra thảm họa mà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thực hiện cảnh báo sớm và xác định các khu vực bị lũ lụt và thảm họa địa chất, giúp nước này xây dựng tuyến phòng thủ đầu tiên để phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai.

Được biết, vệ tinh 4D Cao Cảnh-2 03 và 04 nằm trong dự án mạng lưới vệ tinh viễn thám thương mại 4D của Trung Quốc gồm ít nhất 28 vệ tinh để cung cấp dữ liệu quan sát Trái Đất toàn diện cho nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng khác nhau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao Đài quan sát Neutrino ngầm của Trung Quốc được đặt ở độ sâu 700m?
Vì sao Đài quan sát Neutrino ngầm của Trung Quốc được đặt ở độ sâu 700m?

VOV.VN - Trung Quốc đã hoàn thành phần lõi của dự án Đài quan sát Neutrino ngầm Giang Môn (JUNO) sâu 700m dưới lòng đất và sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 8 năm sau. Đây là cơ sở đo hạt Neutrino bí ẩn hay còn gọi là “hạt ma”. Vậy vì sao cơ sở nghiên cứu này được đặt ở độ sâu 700 mét ở tỉnh Quảng Đông?

Vì sao Đài quan sát Neutrino ngầm của Trung Quốc được đặt ở độ sâu 700m?

Vì sao Đài quan sát Neutrino ngầm của Trung Quốc được đặt ở độ sâu 700m?

VOV.VN - Trung Quốc đã hoàn thành phần lõi của dự án Đài quan sát Neutrino ngầm Giang Môn (JUNO) sâu 700m dưới lòng đất và sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu từ tháng 8 năm sau. Đây là cơ sở đo hạt Neutrino bí ẩn hay còn gọi là “hạt ma”. Vậy vì sao cơ sở nghiên cứu này được đặt ở độ sâu 700 mét ở tỉnh Quảng Đông?

Trung Quốc định xây nhà hình quả trứng bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ trên Mặt Trăng
Trung Quốc định xây nhà hình quả trứng bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ trên Mặt Trăng

VOV.VN - Sau khi đưa những viên gạch mô phỏng đất Mặt Trăng đầu tiên lên trạm vũ trụ bằng tàu Thiên Châu-8, các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà hình quả trứng trên Mặt Trăng dựa trên kỹ thuật ghép mộng gỗ truyền thống trong tương lai.

Trung Quốc định xây nhà hình quả trứng bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ trên Mặt Trăng

Trung Quốc định xây nhà hình quả trứng bằng kỹ thuật ghép mộng gỗ trên Mặt Trăng

VOV.VN - Sau khi đưa những viên gạch mô phỏng đất Mặt Trăng đầu tiên lên trạm vũ trụ bằng tàu Thiên Châu-8, các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà hình quả trứng trên Mặt Trăng dựa trên kỹ thuật ghép mộng gỗ truyền thống trong tương lai.

Công nghệ giao diện não - máy tính phát triển như vũ bão tại Trung Quốc
Công nghệ giao diện não - máy tính phát triển như vũ bão tại Trung Quốc

VOV.VN - Một trong những lĩnh vực đang được Trung Quốc tăng tốc phát triển nhằm tạo đột phá và cạnh tranh toàn cầu, đó là công nghệ giao diện não-máy tính (BCI).

Công nghệ giao diện não - máy tính phát triển như vũ bão tại Trung Quốc

Công nghệ giao diện não - máy tính phát triển như vũ bão tại Trung Quốc

VOV.VN - Một trong những lĩnh vực đang được Trung Quốc tăng tốc phát triển nhằm tạo đột phá và cạnh tranh toàn cầu, đó là công nghệ giao diện não-máy tính (BCI).