Đại sứ Việt Nam tại LHQ: UNCLOS là “Hiến pháp của đại dương”

VOV.VN - Ngày 14/6 tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (New York) đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho các nước thành viên Nhóm bạn bè Công ước LHQ năm 1982 về luật biển (UNCLOS) nhân kỷ niệm 40 năm ngày thông qua UNCLOS.

Buổi lễ diễn ra đúng vào dịp một năm ngày thành lập Nhóm (30/6/2021-2022), cùng thời gian tổ chức Hội nghị lần thứ 32 các nước thành viên UNCLOS.

Buổi chiêu đãi có sự tham dự của Trưởng phái đoàn 12 nước sáng lập Nhóm; bà Vanessa Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị UNCLOS lần thứ 32; ông Miguel Soares, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách các vấn đề pháp lý kiêm Cố vấn Pháp lý của LHQ; ông Vladimir Jares, Trưởng Văn phòng các vấn đề về đại dương và luật biển.

Cùng tham gia hoạt động này còn có sự tham gia đông đảo của nhiều Đại sứ, Trưởng đoàn các nước tham gia hội nghị lần thứ 32 các nước thành viên UNCLOS và gần 100 đại diện, các chuyên gia về luật biển của các nước thành viên Nhóm bạn bè.

Trong phát biểu chào mừng, thay mặt cho 12 nước sáng lập Nhóm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ vui mừng cho biết trong một năm qua, dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, Nhóm vẫn duy trì hoạt động đều đặn dưới các hình thức đa dạng, ý nghĩa. Đại sứ bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả 115 nước thành viên đã luôn ủng hộ và tham gia tích cực vào hoạt động chung, khẳng định sự tham gia đó thể hiện cam kết chung của các nước đối với mục đích thành lập của Nhóm là đề cao UNCLOS là Công ước thường được coi là “Hiến pháp của đại dương”.

Đại sứ Việt Nam nhấn mạnh mong muốn trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đứng trước nhiều thách thức chung về biển, đại dương, Nhóm bạn bè sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực chung của quốc tế nhằm ứng phó với các thách thức đó.

Bà Frazier, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Malta, Chủ tịch Hội nghị UNCLOS 32 cho rằng việc ủng hộ và cam kết mạnh mẽ đối với UNCLOS sẽ giúp các quốc gia, trong đó có Malta, nâng cao uy tín quốc tế, mở rộng sự tham gia của các nước. Khẳng định UNCLOS là văn kiện toàn diện, điều chỉnh tất cả các hoạt động trên biển và đại dương, bà Frazier cho rằng với số lượng thành viên rộng lớn đến từ tất cả các nhóm khu vực của mình, Nhóm bạn bè UNCLOS sẽ tạo ra một diễn đàn cởi mở, thân thiện để các nước cùng trao đổi các vấn đề về biển và đại dương, qua đó đóng góp chung vào việc thực hiện đầy đủ UNCLOS, trong đó có công việc của các Hội nghị các nước thành viên UNCLOS.

Phó Tổng thư ký LHQ Soares cho rằng UNCLOS là một bước phát triển quan trọng của luật pháp quốc tế, được sự ủng hộ hết sức rộng rãi của các nước thành viên LHQ và qua đó đã trở thành luật tập quán quốc tế, tạo khuôn khổ cho các hoạt động về biển, trong đó có phát triển bền vững các cùng biển, thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững thứ 14 về biển. Phó Tổng thư ký hoan nghênh những hoạt động tích cực của Nhóm trong thời gian qua và kỳ vọng Nhóm sẽ phát huy hơn nữa vai trò của mình tại các diễn đàn thảo luận các vấn đề liên quan đến biển và đại dương, với nhiều hoạt động, cơ chế quốc tế diễn ra trong năm nay.

Trong trao đổi trước và tại buổi chiêu đãi, đại diện nhiều nước đã hoan nghênh sáng kiến của Việt Nam cũng như 12 nước đồng sáng lập Nhóm, cho rằng buổi lễ có ý nghĩa tích cực, diễn ra trong thời gian Hội nghị UNCLOS 32, góp phần đề ra cam kết của đông đảo các nước thành viên LHQ, các nước thành viên UNCLOS đối với Công ước./.

*** Nhóm bạn bè là một hình thức phối hợp không chính thức, linh hoạt, nhằm tăng cường hợp tác giữa một số nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể để thúc đẩy các mục tiêu chung. Nhóm bạn bè UNCLOS là nhóm đầu tiên Việt Nam khởi xướng, đồng chủ trì vận động thành lập (cùng Đức) và tham gia nhóm nòng cốt (bao gồm 12 nước là Argentina, Canada, Đan Mạch, Đức, Jamaica, Kenya, Hà Lan, New Zealand, Oman, Senegal, Nam Phi và Việt Nam) chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động của Nhóm.

Đến nay, tham gia Nhóm bạn bè của UNCLOS có 115 nước, đại diện cho tất cả các khu vực địa lý, bao gồm 5 nước ủy viên thường trực HĐBA LHQ, nhiều nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương như Indonesia, Philippines, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Úc, New Zealand và các khu vực khác. Các nước thành viên Nhóm đã có nhiều hoạt động đa dạng trong thời gian qua, như tổ chức các hội thảo, tọa đàm về vai trò của UNCLOS sau 40 năm được thông qua, tình hình hoạt động của Cơ quan quyền lực đáy đại dương (là một trong các cơ chế được thành lập theo UNCLOS). 12 nước đồng sáng lập Nhóm đã có phát biểu chung tại phiên họp đặc biệt của ĐHĐ LHQ 4/2022 kỷ niệm 40 năm Công ước, trong đó nhấn mạnh những giá trị phổ quát, lâu dài của UNCLOS, tầm quan trọng của việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ Công ước, giải quyết hòa bình các tranh chấp, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, cùng giải quyết các thách thức chung về biển, đại dương./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS
Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS

VOV.VN - Đại sứ Phạm Hải Anh khẳng định Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS, đánh giá cao đóng góp của các cơ quan được thành lập theo UNCLOS trong thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển.

Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS

Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS

VOV.VN - Đại sứ Phạm Hải Anh khẳng định Việt Nam đề cao giá trị phổ quát, nhất quán và toàn diện của UNCLOS, đánh giá cao đóng góp của các cơ quan được thành lập theo UNCLOS trong thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển.

Việt Nam cam kết tuân thủ UNCLOS và thực hiện các văn kiện liên quan
Việt Nam cam kết tuân thủ UNCLOS và thực hiện các văn kiện liên quan

VOV.VN - Ngày 30/11 (theo giờ New York), Tổng Thư ký Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA), ông Michael Lodge đã chủ trì cuộc họp trực tuyến, nhằm giới thiệu và thảo luận Báo cáo về những đóng góp của ISA trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Việt Nam cam kết tuân thủ UNCLOS và thực hiện các văn kiện liên quan

Việt Nam cam kết tuân thủ UNCLOS và thực hiện các văn kiện liên quan

VOV.VN - Ngày 30/11 (theo giờ New York), Tổng Thư ký Cơ quan quyền lực đáy đại dương (ISA), ông Michael Lodge đã chủ trì cuộc họp trực tuyến, nhằm giới thiệu và thảo luận Báo cáo về những đóng góp của ISA trong thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

Nỗ lực “bẻ cong” UNCLOS của Trung Quốc sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào
Nỗ lực “bẻ cong” UNCLOS của Trung Quốc sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào

VOV.VN - Giáo sư Nishimoto Kentaro thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản đã chỉ rõ sự khác biệt trong cách hiểu về UNCLOS giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, đồng thời nhận định, nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm giảm giá trị của UNCLOS sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào.

Nỗ lực “bẻ cong” UNCLOS của Trung Quốc sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào

Nỗ lực “bẻ cong” UNCLOS của Trung Quốc sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào

VOV.VN - Giáo sư Nishimoto Kentaro thuộc Đại học Tohoku, Nhật Bản đã chỉ rõ sự khác biệt trong cách hiểu về UNCLOS giữa Trung Quốc và các quốc gia khác, đồng thời nhận định, nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm giảm giá trị của UNCLOS sẽ không nhận được bất kỳ sự ủng hộ nào.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển
Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

Trung Quốc gia tăng áp lực lên Indonesia trên biển

VOV.VN - Dự án khí đốt Biển Bắc Natura đe dọa làm cho quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Indonesia thêm trầm trọng hơn, công khai hơn. Trên biển, Indonesia đang đối mặt với áp lực ngày một gia tăng từ Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu
Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc mở rộng sang cả lĩnh vực chống biến đổi khí hậu. Hai bên xung khắc với nhau trong cách xử lý vấn đề này.

Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc mở rộng sang cả lĩnh vực chống biến đổi khí hậu. Hai bên xung khắc với nhau trong cách xử lý vấn đề này.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.