Dấu mốc 10 năm NATO can dự vào Libya và sự rút lui trong “ngổn ngang, chia rẽ”

VOV.VN - Đúng ngày này (19/3) của 10 năm trước, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) chính thức khai hỏa, can dự quân sự trực tiếp vào cuộc nội chiến Libya.

Tuy nhiên, sau hơn 7 tháng, tổ chức này đã vội vàng rút quân, để lại một chiến trường Libya ngổn ngang, hỗn loạn, một đất nước Libya chia rẽ sâu sắc. Cũng từ đó, nội chiến, xung đột và khủng bố đã tàn phá toàn bộ Libya trong suốt 10 năm qua. Ánh sáng của “hòa bình” cho quốc gia này đến nay mới đang chỉ là nhen nhóm.

Hai ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết 1973 về việc thiết lập vùng cấm bay tại Libya, đêm 19/3/2011, các lực lượng không quân và hải quân Anh, Pháp, Mỹ và Canađa đã đồng loạt khai hỏa, không kích và tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào nhiều khu vực Libya, đánh dấu thời điểm mở màn chiến dịch can thiệp quân sự của phương Tây tại quốc gia Bắc Phi này.

Với danh nghĩa bảo vệ người dân và ủng hộ Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya, vốn là lực lượng đối lập Libya lúc bấy giờ, NATO cùng một số quốc gia khu vực phối hợp tiến hành nhiều chiến dịch quân sự chống lại chính phủ của cố lãnh đạo Muammar Gadhafi. Nhiệm vụ này được cho là thành công khi Nhà lãnh đạo Libya bị lật đổ và giết hại vào ngày 20/10/2011. Sau đó 11 ngày, NATO đã kết thúc sứ mệnh tại Libya, sau tổng cộng 26.000 chuyến bay không kích.

Các nhà lãnh đạo NATO từng ca ngợi sự can thiệp của NATO vào Libya như là một minh chứng cho vai trò mới của liên minh trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, sự can thiệp này cũng vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ trên thế giới khi gây thương vong cho dân thường và tàn phá nặng nề đất nước Bắc Phi từng 1 thời giàu có. Thêm vào đó, sự rút lui trong vội vã, không theo lộ trình đã khiến một Libya “không chính phủ” thời kỳ hậu Gaddafi phải đối mặt với sự bất ổn lâu dài trong suốt 10 năm qua.

 Mâu thuẫn lợi ích, quyền lực đã khiến các phe phái, bộ tộc tại Libya lại tiếp tục xung đột, biến Libya là một mảnh đất màu mỡ để khủng bố sinh sôi, trong đó có mạng lưới Al Qaeda và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng. Với tình trạng “không chính phủ”, Libya đã  trở thành cửa ngõ để hàng triệu người di cư và tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi ùa tới, vượt Địa Trung Hải vào châu Âu, gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2.

Từ năm 2014, tại Libya tồn tại song song hai chính quyền, gồm Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) của Thủ tướng Fayez al-Sarraj ở thủ đô Tripoli, được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc và một số nước khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar; Trong khi đó, lực lượng Quân đội quốc gia Libya (LNA) của Tướng Khalifa Haftar, vốn hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông, được Pháp, Nga, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Ai Cập và một số nước ủng hộ. Cuộc tranh giành quyền lực giữa 2 bên luôn căng thẳng khi mang màu sắc của một “cuộc chiến ủy nhiệm”, với những lợi ích chiến lược mà các thế lực bên ngoài không dễ gì buông bỏ.

Mới đây, các bên đối địch ở Libya đã tham gia vòng đàm phán do Liên Hợp Quốc bảo trợ và thành lập được Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNU) lâm thời, thay thế cho hai chính quyền hiện tại để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào cuối năm nay. Ánh sáng hòa bình đã bắt đầu nhen nhóm với những kỳ vọng lớn của người dân:

“Người dân Libya đang vui mừng và đặt niềm tin vào Thủ tướng lâm thời  Abdul Hamid Dbeibah. Chúng tôi tin tưởng chính phủ này sẽ mang đến hòa bình cho người dân”.

“Đây là một bước đi tích cực mặc dù đến rất muộn. Người dân Libya đã phải chịu đựng quá nhiều. Chúng tôi hy vọng chính phủ này có thể thống nhất người dân Libya, là bước đầu tiên trong việc xây dựng lại đất nước. Chúng tôi đang chờ đợi bản hiến pháp và hy vọng nó có hiệu lực càng sớm càng tốt”.

Tuy nhiên, để thực hiện hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử thành công, chính phủ lâm thời Libya thực sự còn nhiều thách thức phía trước, từ những mâu thuẫn phe phái, sự can thiệp từ bên ngoài, các mối đe dọa khủng bố, cực đoan vẫn hiện hữu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liên Hợp Quốc "báo động" các vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí ở Libya
Liên Hợp Quốc "báo động" các vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí ở Libya

VOV.VN - Liên Hợp Quốc hôm nay công bố báo cáo, trong đó phác họa một bức tranh ảm đạm về đất nước Libya, trong bối cảnh chính phủ lâm thời vừa mới được thành lập sẽ lên nắm quyền trong tuần này và sẽ dẫn dắt đất nước cho tới các cuộc bầu cử vào cuối năm nay.

Liên Hợp Quốc "báo động" các vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí ở Libya

Liên Hợp Quốc "báo động" các vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí ở Libya

VOV.VN - Liên Hợp Quốc hôm nay công bố báo cáo, trong đó phác họa một bức tranh ảm đạm về đất nước Libya, trong bối cảnh chính phủ lâm thời vừa mới được thành lập sẽ lên nắm quyền trong tuần này và sẽ dẫn dắt đất nước cho tới các cuộc bầu cử vào cuối năm nay.

Thủ tướng Libya nhậm chức và tuyên bố cải cách
Thủ tướng Libya nhậm chức và tuyên bố cải cách

VOV.VN - Thủ tướng Libya, Abdel Hamid Dabaiba sau khi nhậm chức ngày 16/3 nhấn mạnh chính phủ quyết tâm cải cách.

Thủ tướng Libya nhậm chức và tuyên bố cải cách

Thủ tướng Libya nhậm chức và tuyên bố cải cách

VOV.VN - Thủ tướng Libya, Abdel Hamid Dabaiba sau khi nhậm chức ngày 16/3 nhấn mạnh chính phủ quyết tâm cải cách.

Hội đồng Bảo an thông qua các văn kiện về Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Somalia và Libya
Hội đồng Bảo an thông qua các văn kiện về Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Somalia và Libya

VOV.VN - Chiều 12/3 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp trực tuyến để công bố thông qua 3 nghị quyết liên quan đến Nam Sudan, Somalia, và Libya.

Hội đồng Bảo an thông qua các văn kiện về Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Somalia và Libya

Hội đồng Bảo an thông qua các văn kiện về Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Somalia và Libya

VOV.VN - Chiều 12/3 (theo giờ New York), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp trực tuyến để công bố thông qua 3 nghị quyết liên quan đến Nam Sudan, Somalia, và Libya.