Dịch gia súc lưỡi xanh lan rộng, Pháp tăng cường các biện pháp phòng hộ

VOV.VN - Trước tình hình dịch gia súc lưỡi xanh đang ngày một lây lan rộng, ngày 9/8, Bộ Nông nghiệp Pháp cho biết đã ra quyết định thành lập khu "quản lý gia súc" đặc biệt tại một số vùng phía Bắc, đồng thời tăng tốc và mở rộng chiến dịch tiêm chủng trong nước. 

Trong một thông cáo, Bộ Nông nghiệp Pháp nhấn mạnh, nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan nhanh chóng của bệnh lưỡi xanh, bộ này sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng cho động vật nhai lại bắt đầu vào thứ 2 tuần tới (12/8), sớm hơn hai ngày so với kế hoạch trước đó. Bệnh lưỡi xanh là căn bệnh gây tử vong ở cừu, dê và bò.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp Pháp sẽ cung cấp miễn phí 6,4 triệu liều vắc-xin, bao gồm 1,1 triệu liều cho cừu và 5,3 triệu liều cho gia súc tại một số vùng phía Bắc như Hauts-de-France, Normandy, Centre-Val de Loire, Bourgogne-Franche-Comté và Ile-de-France.

Chiến dịch này được công bố sau khi Pháp liên tục phát hiện ổ bệnh mới vào thứ 6 tuần qua (9/8) tại tỉnh Ardennes. Đây là đợt bùng phát thứ hai được ghi nhận ở Pháp sau một ổ dịch được báo cáo ở miền Bắc hôm thứ tư (7/8).

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thú y, vắc-xin sẽ cần từ 2 đến 3 tuần để có thể phát huy tác dụng. Trước tình hình đó, anh Jérôme Bayle, chủ trang trại ở tỉnh Haut-Garonne, khẳng định điều cần thiết lúc này là nhanh chóng xác định các ổ dịch và tiến hành các biện pháp cách ly nhằm hạn chế lây lan trong khi chờ vắc-xin có hiệu lực.

"Tôi có những người bạn trong ngành bị ảnh hưởng vào tháng trước, tỷ lệ tử vong lên tới 60% ở cừu cái và 2 -3% ở bò nhưng quan trọng là các hậu quả mà bênh gây ra như sẩy thai, chi phí thú y, chi phí thuê người chăm sóc và giám sát. Điều này gây ra nhiều áp lực với người chăn nuôi."

Bệnh lưỡi xanh, hay còn gọi là BTV chủ yếu ảnh hưởng đến các động vật nhai lại, gia súc và hiếm gặp hơn là ở hươu. Bệnh lây lan giữa các vật nuôi thông qua côn trùng cắn và không lây truyền sang người. Các triệu chứng bao gồm sốt, các vấn đề về hô hấp và đặc biệt gây tử vong ở các con non. Bệnh lưỡi xanh không chỉ gây tỷ lệ tử vong cao ở cừu mà còn ảnh hưởng đến năng suất của đàn gia súc, gây thiệt hại kinh tế lớn đối với các hộ chăn nuôi và đe dọa an ninh lương thực, thực phẩm.

Bệnh đã từng xuất hiện ở châu Âu vào những năm 2006, 2014 rồi nhanh chóng biến mất. Bệnh lưỡi xanh mới đây quay trở lại ở Hà Lan vào cuối năm 2023, rồi nhanh chóng lan rộng sang Đức, Anh, Bỉ và hiện là Pháp. Thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của muỗi, loài công trùng chính lây truyền bệnh này.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhộn nhịp chợ gia súc trước thềm Lễ hiến sinh Eid al-Adha tại Indonesia
Nhộn nhịp chợ gia súc trước thềm Lễ hiến sinh Eid al-Adha tại Indonesia

VOV.VN - Các khu chợ gia súc tại các vùng thôn quê hay thậm chí trên đường phố Jakarta của Indonesia đang nhộn nhịp người mua sắm khi 220 triệu người Hồi giáo bắt đầu chuẩn bị cho lễ Hiến sinh Eid al-Adha - một trong những ngày lễ chính theo lịch Hồi giáo, kéo dài 2 ngày 17-18/6 tại Indonesia. 

Nhộn nhịp chợ gia súc trước thềm Lễ hiến sinh Eid al-Adha tại Indonesia

Nhộn nhịp chợ gia súc trước thềm Lễ hiến sinh Eid al-Adha tại Indonesia

VOV.VN - Các khu chợ gia súc tại các vùng thôn quê hay thậm chí trên đường phố Jakarta của Indonesia đang nhộn nhịp người mua sắm khi 220 triệu người Hồi giáo bắt đầu chuẩn bị cho lễ Hiến sinh Eid al-Adha - một trong những ngày lễ chính theo lịch Hồi giáo, kéo dài 2 ngày 17-18/6 tại Indonesia. 

Nhật Bản thông qua kế hoạch mới nhằm kiểm soát dịch bệnh từ bài học Covid-19
Nhật Bản thông qua kế hoạch mới nhằm kiểm soát dịch bệnh từ bài học Covid-19

VOV.VN - Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được rút ra từ đại dịch Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua “Kế hoạch hành động” mới nhằm kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong tương lai.

Nhật Bản thông qua kế hoạch mới nhằm kiểm soát dịch bệnh từ bài học Covid-19

Nhật Bản thông qua kế hoạch mới nhằm kiểm soát dịch bệnh từ bài học Covid-19

VOV.VN - Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm được rút ra từ đại dịch Covid-19, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua “Kế hoạch hành động” mới nhằm kiểm soát các dịch bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra trong tương lai.