Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 27/7

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 27/7/2024.

Tên lửa Nga tập kích phá hủy cơ sở quân sự của Ukraine: Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/7 cho biết, quân đội nước này đã phá hủy một địa điểm triển khai của binh sỹ Ukraine và các huấn luyện viên quân sự nước ngoài tại khu công nghiệp của thành phố Kharkov.

Trong video chia sẻ trên kênh Telegram, các lực lượng Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa Iskander-M tấn công cơ sở này, bắn hạ 60 binh sỹ Ukraine và 40 huấn luyện viên quân sự nước ngoài. Hệ thống Iskander-M phóng tên lửa siêu thanh mang theo đầu đạn 700kg và có khả năng tấn công mục tiêu cách xa tới 500km.

Nga tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr tấn công Ukraine: Nga đang tăng cường triển khai tên lửa chống tăng phóng từ trên không Vikhr tại Ukraine, tận dụng độ chính xác cao và sức mạnh của tên lửa này để phá hủy nhiều phương tiện của đối phương. 

Tên lửa Vikhr do Kalashnikov sản xuất, có thể phóng từ trực thăng Ka-52 "Alligator" và Mi28N, chủ yếu dùng để tấn công xe bọc thép, bộ binh và các vị trí kiên cố của đối phương. Được phát triển vào thời Liên Xô, Vikhr có tầm bắn tối đa là 10 km và sử dụng đầu đạn hiệu ứng nổ lõm/HEAT. Trong bối cảnh cả Nga và Ukrain đều phụ thuộc nhiều vào vũ khí chống tăng và máy bay không người lái tiên tiến, việc Nga tăng cường sử dụng tên lửa Vikhr đã nêu bật sự thay đổi chiến lược của nước này khi xung đột diễn biến phức tạp.

Nga tăng cường phòng không bảo vệ cầu Crimea giữa lúc Ukraine liên tục bắn phá: Nga đang tái triển khai các hệ thống phòng không để bảo vệ một cây cầu quan trọng nối lục địa Nga với Bán đảo Crimea từ lâu đã bị Ukraine nhắm tới, Atesh - một nhóm ủng hộ Ukraine có trụ sở tại Crimea nhận định.

"Lực lượng Vũ trang Nga bắt đầu vận chuyển số lượng lớn trang thiết bị tới cầu Kerch", Atesh - một nhóm ủng hộ Ukraine cho hay trên Telegram ngày 25/7. Theo nhóm này, Moscow đang "chủ động tái triển khai các hệ thống phòng không hiện có, chiến đấu cơ, radar và tất cả phương tiện quân sự từ khu vực phía Tây của Crimea".

Điện Kremlin chỉ ra rào cản đàm phán hòa bình ở Ukraine: Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình với Kiev, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

“Đầu tiên, chúng ta cần hiểu Ukraine đã sẵn sàng như thế nào và liệu phía Ukraine có được những nước ủng hộ cho phép đàm phán hòa bình hay không. Cho đến nay, chúng ta đang thấy những tuyên bố rất khác nhau”, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố.

Lầu Năm Góc hạch toán nhầm, Ukraine có thêm 2 tỷ USD viện trợ từ Mỹ: Theo Reuters, báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ (GAO) cho biết, Lầu Năm Góc đã phát hiện thêm 2 tỷ USD sai sót trong tính toán về đạn dược, tên lửa và các thiết bị khác được gửi tới Ukraine, làm tăng tổng số vật liệu không được hạch toán chính xác lên 8,2 tỷ USD.

GAO chỉ ra rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã phải đối mặt với những thách thức trong việc định giá chính xác các mặt hàng quốc phòng được gửi tới Ukraine do các định nghĩa kế toán không rõ ràng.

Năm 2023, Lầu Năm Góc cho biết nhân viên đã sử dụng "giá trị thay thế" thay vì "giá trị khấu hao" để lập bảng tính hàng tỷ USD vũ khí được gửi đến Ukraine, dẫn đến sai sót 6,2 tỷ USD.

Kể từ đó, Lầu Năm Góc phát hiện thêm 2 tỷ USD bị hạch toán sai giá trị. Điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ được viện trợ thêm 2 tỷ USD trong thời gian tới.

Đại sứ Nga khuyến nghị Ukraine xem xét đề xuất hòa bình của ông Putin: Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 25/7, ông Nebenzia cho biết: "Nếu ông ấy (Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky) thực sự sẵn sàng hòa đàm, ông ấy nên cân nhắc đề xuất hòa bình do Tổng thống Nga đưa ra một tháng trước. Chúng tôi khuyên ông ấy nên nhanh chóng, vì Ukraine chắc chắn sẽ không có được điều gì tốt hơn. Và trong mọi trường hợp, họ sẽ không có được tình trạng đình chỉ giao tranh dưới dạng ngừng bắn sơ bộ”.

Theo Sputnik, đại sứ Nga đã nhắc lại đề xuất hòa bình của Tổng thống Putin, trong đó có cả lệnh ngừng bắn ngay lập tức và các cuộc thương lượng sau khi Kiev rút hết quân khỏi các khu vực mới sáp nhập vào Nga.

Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine từ bỏ tham vọng gia nhập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thực hiện “phi quân sự hóa, phi phát xít hóa”, áp dụng quy chế trung lập, phi hạt nhân và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt với Moscow.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoảnh khắc tên lửa Nga tập kích phá hủy cơ sở quân sự của Ukraine
Khoảnh khắc tên lửa Nga tập kích phá hủy cơ sở quân sự của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/7 cho biết, quân đội nước này đã phá hủy một địa điểm triển khai của binh sỹ Ukraine và các huấn luyện viên quân sự nước ngoài tại khu công nghiệp của thành phố Kharkov.

Khoảnh khắc tên lửa Nga tập kích phá hủy cơ sở quân sự của Ukraine

Khoảnh khắc tên lửa Nga tập kích phá hủy cơ sở quân sự của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 25/7 cho biết, quân đội nước này đã phá hủy một địa điểm triển khai của binh sỹ Ukraine và các huấn luyện viên quân sự nước ngoài tại khu công nghiệp của thành phố Kharkov.

Nga tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr tấn công Ukraine
Nga tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr tấn công Ukraine

VOV.VN - Nga đang tăng cường triển khai tên lửa chống tăng phóng từ trên không Vikhr tại Ukraine, tận dụng độ chính xác cao và sức mạnh của tên lửa này để phá hủy nhiều phương tiện của đối phương. 

Nga tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr tấn công Ukraine

Nga tăng cường sử dụng tên lửa chống tăng Vikhr tấn công Ukraine

VOV.VN - Nga đang tăng cường triển khai tên lửa chống tăng phóng từ trên không Vikhr tại Ukraine, tận dụng độ chính xác cao và sức mạnh của tên lửa này để phá hủy nhiều phương tiện của đối phương. 

Chuyên gia hoài nghi về khả năng Ukraine giành lại bán đảo Crimea
Chuyên gia hoài nghi về khả năng Ukraine giành lại bán đảo Crimea

VOV.VN - Để giành quyền kiểm soát bán đảo Crimea, Ukraine sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức lớn như vô hiệu hóa hạm đội Biển Đen của Nga, thiết lập ưu thế trên không và phá hủy tất cả các trụ sở chính của Nga ở bên trong hoặc gần Crimea.

Chuyên gia hoài nghi về khả năng Ukraine giành lại bán đảo Crimea

Chuyên gia hoài nghi về khả năng Ukraine giành lại bán đảo Crimea

VOV.VN - Để giành quyền kiểm soát bán đảo Crimea, Ukraine sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức lớn như vô hiệu hóa hạm đội Biển Đen của Nga, thiết lập ưu thế trên không và phá hủy tất cả các trụ sở chính của Nga ở bên trong hoặc gần Crimea.