Dòng người tị nạn từ Ukraine đặt ra thách thức cho châu Âu

VOV.VN - Xung đột Nga – Ukraine đã tạo một làn sóng di cư với tốc độ nhanh nhất chưa từng có kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Với tốc độ như hiện tại, đây có thể sẽ là một cuộc khủng hoảng tị nạn lớn nhất thế kỷ ở châu Âu và đặt ra nhiều thách thức lớn cho các quốc gia ở châu lục này.

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), làn sóng di cư rời khỏi Ukraine có thể trở thành “cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế kỷ này”. Đến nay, hơn 3 triệu người Ukraine đã rời khỏi đất nước kể từ khi chiến sự nổ ra hôm 24/2.

Cho đến nay, nước tiếp nhận người tị nạn Ukraine nhiều nhất là Ba Lan. Nước này đã tiếp nhận gần 2 triệu người từ Ukraine. Tuy nhiên, phía Ba Lan cũng đang kêu gọi các quốc gia khác chia sẻ gánh nặng.

Thủ tướng Ba Lan Andrzej Duda cho biết: “Chúng tôi không chỉ muốn giúp đỡ, mà hơn hết, chúng tôi muốn đảm bảo các điều kiện tốt cho tất cả những người từ Ukraine đến đất nước chúng tôi. Cho đến nay, gần 2 triệu người tị nạn Ukraine đã đến đất nước chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ ở trong tình huống như vậy và đang cố gắng đối phó. Tuy nhiên, nếu chúng tôi không nhận được sự hỗ trợ quốc tế, nó có thể trở thành một thảm họa nhân đạo”

Ngoài Ba Lan, các nước láng giềng của Ukraine như Hungary, Moldova, Slovakia và Romania cũng đã tiếp nhận hàng chục cho đến cả trăm nghìn người tị nạn.

Cùng với việc tiếp nhận, các quốc gia ở châu Âu cũng đã có nhiều biện pháp hỗ trợ người tị nạn. Ba Lan đã thiết lập các trung tâm tiếp nhận dọc biên giới với Ukraine để hỗ trợ người tị nạn về thức ăn, chỗ ở và y tế. Nước này cũng đã bắt đầu cấp số định danh cho những người tị nạn để họ có thể tiếp cận các dịch vụ xã hội và phúc lợi cũng như dễ tìm việc làm hơn. Tại Đức, để tiếp nhận những người đến từ Ukraine, các nhà chức trách đã mở lại các trại tị nạn được sử dụng trong giai đoạn 2015-2016. Người dân Đức cũng đã đổ xô đến Nhà ga Trung tâm Berlin để cung cấp thức ăn và chỗ ở cho những người tị nạn từ Ba Lan đổ về.

Về phần mình, Liên minh châu Âu đã nhanh chóng có những biện pháp nhằm đối phó với một trong những cuộc khủng hoảng gia tăng nhanh nhất ở châu lục này. Một trong số đó là quyết định miễn thị thực, cho phép những người tị nạn có thể sống và làm việc tại bất cứ quốc gia thành viên nào trong thời gian 3 năm.

Tuy nhiên, bà Ylva Johansson, phụ trách về nội vụ của Cao ủy châu Âu nhấn mạnh, mối “quan ngại lớn” nhất hiện nay chính là việc chăm sóc một số lượng lớn trẻ em. Theo bà, việc quan trọng mà EU đang quan tâm là tạo ra một sự bình thường nhất định để trẻ có thể được đến trường hoặc được chăm sóc. Điều này cũng sẽ khiến các bậc phụ huynh yên tâm để có thể làm việc và trở thành một phần của xã hội.

“Chúng ta thực sự nên đầu tư ngay từ bây giờ để mọi người có thể bắt đầu một cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt, đặc biệt là tập trung vào trẻ em. Hiện chúng ta có hơn một triệu trẻ em đã đến và điều quan trọng là phải cung cấp một cuộc sống bình thường cho những đứa trẻ, đưa chúng vào trường học hoặc nơi trông trẻ, để chúng có được cuộc sống bình thường. Tôi nghĩ đây thực sự là điều chúng ta nên tập trung vào lúc này”, bà Johansson nói.

Mới đây, Liên minh châu Âu đã công khoản tài trợ khẩn cấp ban đầu 500 triệu euro để giúp giải quyết các hậu quả nhân đạo do chiến tranh. Các quan chức cũng đang nỗ lực để có thêm nhiều khoản hỗ trợ bổ sung giúp người tị nạn Ukraine sớm hòa nhập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xung đột Nga – Ukraine: Con đường đi tới hòa bình lắm chông gai
Xung đột Nga – Ukraine: Con đường đi tới hòa bình lắm chông gai

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng, cộng đồng quốc tế hoan nghênh các cuộc đàm phán giữa hai bên, đồng thời tiếp tục thúc đẩy nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được lệnh ngừng bắn.

Xung đột Nga – Ukraine: Con đường đi tới hòa bình lắm chông gai

Xung đột Nga – Ukraine: Con đường đi tới hòa bình lắm chông gai

VOV.VN - Trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng, cộng đồng quốc tế hoan nghênh các cuộc đàm phán giữa hai bên, đồng thời tiếp tục thúc đẩy nỗ lực ngoại giao nhằm đạt được lệnh ngừng bắn.

Mỹ lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu tình hình Ukraine không tiến triển
Mỹ lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu tình hình Ukraine không tiến triển

VOV.VN - Theo Fox News, giới chức tình báo Mỹ vừa bày tỏ lo ngại rằng ngày càng có dấu hiệu về khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ tung ra đòn đánh hạt nhân nếu Ukraine tiếp tục cản bước đáng kể quân đội Nga trên chiến trường.

Mỹ lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu tình hình Ukraine không tiến triển

Mỹ lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu tình hình Ukraine không tiến triển

VOV.VN - Theo Fox News, giới chức tình báo Mỹ vừa bày tỏ lo ngại rằng ngày càng có dấu hiệu về khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ tung ra đòn đánh hạt nhân nếu Ukraine tiếp tục cản bước đáng kể quân đội Nga trên chiến trường.

Nga cáo buộc Phương Tây “đổ thêm dầu vào lửa” khi tiếp tục chuyển vũ khí cho Ukraine
Nga cáo buộc Phương Tây “đổ thêm dầu vào lửa” khi tiếp tục chuyển vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ và phần còn lại của phương Tây đang khiến cuộc xung đột ở Ukraine trở nên tồi tệ hơn bằng cách vận chuyển nhiều vũ khí hơn tới quốc gia này, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya nhận định ngày 17/3.

Nga cáo buộc Phương Tây “đổ thêm dầu vào lửa” khi tiếp tục chuyển vũ khí cho Ukraine

Nga cáo buộc Phương Tây “đổ thêm dầu vào lửa” khi tiếp tục chuyển vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Mỹ và phần còn lại của phương Tây đang khiến cuộc xung đột ở Ukraine trở nên tồi tệ hơn bằng cách vận chuyển nhiều vũ khí hơn tới quốc gia này, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya nhận định ngày 17/3.