EU lần đầu đề xuất trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga

VOV.VN - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây tiếp tục leo thang khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 5/4 đề xuất gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu than đá.

Sự phụ thuộc của châu Âu vào dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá của Nga, đồng nghĩa với việc phải tìm kiếm một sự đồng thuận giữa các thành viên châu Âu về các giải pháp về năng lượng vốn là bài toán khó đối với khu vực này. Tuy nhiên, các báo cáo gần đây về tình hình chiến sự và hệ lụy của nó đã làm gia tăng áp lực đối với EU, buộc phải sử dụng các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn.

Trong tuyên bố mới nhất, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, EU sẽ ban hành lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga và sau đó sẽ là các biện pháp trừng phạt bổ sung: “Bốn gói trừng phạt đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga nhưng chúng ta cần phải gia tăng áp lực hơn nữa. Vì vậy, hôm nay, chúng tôi đề xuất thực hiện một bước xa hơn các biện pháp trừng phạt. Chúng tôi sẽ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than từ Nga, trị giá 4 tỷ euro (4,39 tỷ USD) mỗi năm. Ngoài ra, chúng tôi còn đề xuất lệnh cấm hoàn toàn đối với bất kỳ giao dịch nào với 4 ngân hàng Nga,  lệnh cấm tàu Nga vào các cảng châu Âu, ngoại trừ việc giao thực phẩm và năng lượng, lệnh cấm 6 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Nga, bao gồm gỗ, xi măng, hải sản và rượu mạnh…”.

Tuy nhiên EU hiện không có kế hoạch đưa ra các biện pháp hạn chế đối với dầu khí từ Nga. Bởi đang có sự chia rẽ trong vấn đề cung cấp năng lượng từ Nga giữa các nước EU, một số muốn ngừng ngay lập tức việc nhập khẩu năng lượng từ Nga, trong khi các nước khác lại đưa ra phương án giảm phụ thuộc từng phần.

Phản ứng lại trước làn sóng trừng phạt thứ 5 của phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại nước này. Tổng thống Putin cho rằng, những biện pháp phi thị trường của châu Âu nhằm lĩnh vực năng lượng của Nga đang khiến quan hệ hai bên trầm trọng hơn, ông đồng thời cảnh báo: “Chúng tôi quan sát thấy nhiều nước phương Tây đang cố gắng đẩy trách nhiệm về những sai lầm của chính họ trong lĩnh vực kinh tế và năng lượng sang Nga và giải quyết các vấn đề đó theo một cách gây thiệt hại cho Nga. Ngoài ra, chúng tôi cũng  nghe các quan chức phương Tây tuyên bố về khả năng quốc hữu hóa một số tài sản của chúng tôi ở nước ngoài. Những điều này sẽ đẩy vấn đề đi quá xa, đừng quên rằng đó là con dao hai lưỡi”.

Trước những động thái mới nhất của phương Tây, các chuyên gia thị trường nhận định, với việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu than đá của Nga thì EU đã phá vỡ được điều cấm kỵ về năng lượng, nhưng điều này không phải là “tác nhân thay đổi cuộc chơi. Lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Nga chủ yếu mang tính biểu tượng. Mỗi ngày EU nhập khẩu khoảng 20 triệu euro (21,8 triệu USD) than đá từ Nga so với con số 850 triệu euro (926 triệu USD) mỗi ngày đối với dầu và khí đốt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu Âu: Ai thắng, ai thua?
Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu Âu: Ai thắng, ai thua?

VOV.VN - Châu Âu và Nga đều sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu Moscow đóng van khí đốt tới các quốc gia “không thân thiện” từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu Âu: Ai thắng, ai thua?

Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và châu Âu: Ai thắng, ai thua?

VOV.VN - Châu Âu và Nga đều sẽ chịu thiệt hại nặng nề nếu Moscow đóng van khí đốt tới các quốc gia “không thân thiện” từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Châu Âu trước nguy cơ phải “thắt lưng buộc bụng” vì muốn thoát ly khí đốt Nga
Châu Âu trước nguy cơ phải “thắt lưng buộc bụng” vì muốn thoát ly khí đốt Nga

VOV.VN - Lịch trình đầy tham vọng của châu Âu trong việc xây dựng con đường thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga đang phải đối mặt với nhiều rào cản lớn.

Châu Âu trước nguy cơ phải “thắt lưng buộc bụng” vì muốn thoát ly khí đốt Nga

Châu Âu trước nguy cơ phải “thắt lưng buộc bụng” vì muốn thoát ly khí đốt Nga

VOV.VN - Lịch trình đầy tham vọng của châu Âu trong việc xây dựng con đường thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga đang phải đối mặt với nhiều rào cản lớn.

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?
Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

VOV.VN - Khí đốt của Nga vẫn chảy sang châu Âu, dù Moscow đã đưa ra hạn chót từ 1/4 bên mua khí đốt phải thanh toán bằng đồng ruble hoặc bị đóng băng hợp đồng.

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

Châu Âu bác bỏ “tối hậu thư”, vì sao Nga vẫn chưa đóng van khí đốt?

VOV.VN - Khí đốt của Nga vẫn chảy sang châu Âu, dù Moscow đã đưa ra hạn chót từ 1/4 bên mua khí đốt phải thanh toán bằng đồng ruble hoặc bị đóng băng hợp đồng.