EU tăng cường hợp tác và phát triển hệ thống phòng thủ chung

VOV.VN - Ngày 20/11, 18 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức kí Ý định thư về việc tăng cường hợp tác và cùng nhau chia sẻ chi phí phát triển các hệ thống phòng thủ chung.

Dự án mới của EU, thu hút sự tham gia của 18 quốc gia thành viên, tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng không cũng như hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu.

Ông Paweł Ksawery Zalewski, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan khẳng định: "Chúng ta đang nói về tất cả các khả năng, cụ thể là hệ thống chống tên lửa và hệ thống chống máy bay không người lái. Bởi lợi thế trên không là điều quyết định kết quả của cuộc chiến cũng như tăng cường khả năng chiến thắng".

Cơ quan Quốc phòng Châu Âu (EDA) cho biết trong 4 lĩnh vực được đề xuất, lĩnh vực "phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp » thu hút sự quan tâm lớn nhất từ các quốc gia thành viên EU"; "tác chiến điện tử" thu hút sự tham gia của 14 quốc gia; trong khi "đạn nổi" là 17 quốc gia và "tàu chiến" thế hệ mới là 7 quốc gia.

Đồng thời, EDA cũng thừa nhận EU thiếu khả năng phòng không cũng như phòng thủ tên lửa bởi châu Âu chưa sở hữu những công nghệ mới được sử dụng gần đây trong lĩnh vực này. Ông Stefano Cont, giám đốc Năng lực, Vũ khí và Kế hoạch (CAP) của EDA cho biết dự án này sẽ đem lại nhiều lợi ích thực tế cho châu Âu: "Hệ thống phòng thủ tên lửa tích hợp bao gồm nhiều lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Điều này liên quan mật thiết đến việc phát triển các công nghệ mới. Vì vậy, đây là một động lực lớn cho nền kinh tế của chúng ta, không chỉ riêng các ngành công nghiệp hàng đầu mà còn bao gồm cả các doanh nghiệp nghiên cứu vừa và nhỏ".

EDA nhấn mạnh dự án mới sẽ giúp các quốc gia thành viên EU tập trung nguồn lực để cùng nhau phát triển các công nghệ mới thay vì lãng phí tài chính khi bị trùng lặp nghiên cứu riêng lẻ.

Trong báo cáo mới nhất, EDA ghi nhận chi tiêu quốc phòng của EU dự kiến sẽ đạt mức 326 tỷ euro (344 tỷ USD) vào năm 2024, tương đương 1,9% GDP của khối, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021, thời điểm trước khi xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine. Con số này cho thấy các quốc gia thành viên đang tiến gần hơn đến mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP theo yêu cầu của NATO.

Tuy nhiên, báo cáo cũng nêu rõ mức tăng trưởng chi tiêu quốc phòng hiện tại của châu Âu là không đủ để trang bị cho lực lượng vũ trang của các quốc gia thành viên trước nguy cơ chiến tranh cường độ cao. Vì vậy, các quốc gia Khối 27 cần nỗ lực hơn nữa trong việc gia tăng kinh phí quốc phòng và cùng nhau nỗ lực nghiên cứu các công nghệ mới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga khóa van khí đốt sang Áo, EU lại "thấp thỏm" vì an ninh năng lượng
Nga khóa van khí đốt sang Áo, EU lại "thấp thỏm" vì an ninh năng lượng

VOV.VN - Nga hôm qua đã ngừng cung cấp khí đốt cho Áo do tranh chấp về thanh toán nhưng vẫn bơm khối lượng khí đốt ổn định sang các quốc gia châu Âu khác qua Ukraine.

Nga khóa van khí đốt sang Áo, EU lại "thấp thỏm" vì an ninh năng lượng

Nga khóa van khí đốt sang Áo, EU lại "thấp thỏm" vì an ninh năng lượng

VOV.VN - Nga hôm qua đã ngừng cung cấp khí đốt cho Áo do tranh chấp về thanh toán nhưng vẫn bơm khối lượng khí đốt ổn định sang các quốc gia châu Âu khác qua Ukraine.

Nhà ngoại giao hàng đầu EU đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel
Nhà ngoại giao hàng đầu EU đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel

VOV.VN - Trong một bài đăng trên trang cá nhân ngày 15/11, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell đã chính thức đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel vì nước này coi thường luật pháp quốc tế ở Dải Gaza.

Nhà ngoại giao hàng đầu EU đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel

Nhà ngoại giao hàng đầu EU đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel

VOV.VN - Trong một bài đăng trên trang cá nhân ngày 15/11, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell đã chính thức đề xuất đình chỉ đối thoại chính trị với Israel vì nước này coi thường luật pháp quốc tế ở Dải Gaza.

Thủ tướng Hungary: Chính sách trừng phạt Nga sẽ phá hủy nền kinh tế EU
Thủ tướng Hungary: Chính sách trừng phạt Nga sẽ phá hủy nền kinh tế EU

VOV.VN - Ngày 15/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên từ bỏ chính sách trừng phạt Nga vì chính sách này có nguy cơ gây ra sự sụp đổ nền kinh tế EU.

Thủ tướng Hungary: Chính sách trừng phạt Nga sẽ phá hủy nền kinh tế EU

Thủ tướng Hungary: Chính sách trừng phạt Nga sẽ phá hủy nền kinh tế EU

VOV.VN - Ngày 15/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cho rằng, Liên minh châu Âu (EU) nên từ bỏ chính sách trừng phạt Nga vì chính sách này có nguy cơ gây ra sự sụp đổ nền kinh tế EU.