EU thảo luận siết chặt tiền thưởng lãnh đạo ngân hàng

(VOV) -Nghị viện châu Âu nhất trí siết chặt các quy định về tiền thưởng cho các lãnh đạo ngân hàng của châu Âu.

Trong hai ngày, 4 và 5/3 tại Brussels, Bỉ, diễn ra hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) nhằm thảo luận về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách, gói cứu trợ dành cho Cộng hòa Cyprus, xem xét lại chương trình cứu trợ dành cho Hy Lạp.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh bế tắc chính trị của Italy sau cuộc tổng tuyển cử vừa qua đe dọa làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nợ công khu vực này.

Phát biểu sau cuộc họp, Chủ tịch nhóm Bộ trưởng Tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu Jeroen Dijsselbloem cho biết: Các cuộc thảo luận đầu tiên giữa các nhà cho vay quốc tế và chính phủ mới của Cộng hòa Cyprus đã đạt được những tiến triển tích cực. Ông cũng tin tưởng rằng, sẽ đạt được thỏa thuận về một gói cứu trợ tài chính trị giá 17 tỷ Euro dành cho Cộng hòa Cyprus vào cuối tháng 3 này.

Về trở ngại trong gói cứu trợ này, ông Dijsselbloem cho biết: “Chúng ta đã đạt tiến triển tích cực trong việc chuẩn bị đi đến ký kết một biên bản ghi nhớ. Chính phủ Cộng hòa Cyprus đã nhất trí xem xét lại việc các ngân hàng nước này triển khai thực hiện các quy định về chống rửa tiền trong các thể chế tài chính. Chúng tôi kêu gọi các thể chế quốc tế và Cộng hòa Cyprus thúc đẩy tiến độ đàm phán và đưa ra các cam kết chính trị về chương trình cứu trợ vào nửa cuối tháng 3 này”.

Tân Tổng thống Cộng hòa Cyprus Nicos Anastasiades đã cam kết sớm kết thúc đàm phán với các nhà tài trợ quốc tế về khoản cứu trợ nhằm giúp nước này tái cơ cấu khu vực ngân hàng.

Cộng hòa Cyprus đã xin cứu trợ tài chính từ Liên minh châu Âu và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) từ tháng 6 năm ngoái nhằm tái cơ cấu khu vực ngân hàng đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán kéo dài, do Cộng hòa Cyprus phản đối yêu cầu của EU buộc tư nhân hóa các công ty nhà nước làm ăn có lãi.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính cũng đã thảo luận về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách và triển vọng kinh tế của các nước thành viên trong bối cảnh thâm hụt ngân sách của một số nước thành viên đã chạm "giới hạn đỏ", đặc biệt là Pháp.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho biết: “Pháp sẽ nỗ lực thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế để có thể đạt được mục tiêu đưa tỷ lệ thâm hụt ngân sách xuống dưới mức 3% GDP theo quy định của Liên minh châu Âu vào năm 2014.”

Theo kế hoạch trong ngày 5/3, các cuộc thảo luận sẽ được mở rộng với sự tham dự của Bộ trưởng Tài chính 27 nước thành viên EU, trong đó chương trình nghị sự hàng đầu là quy định về siết chặt tiền thưởng đối với lãnh đạo các ngân hàng.

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Nghị viện châu Âu (EC) đã nhất trí siết chặt các quy định về tiền thưởng cho các lãnh đạo ngân hàng của châu Âu. Cụ thể, châu Âu vừa đề xuất một dự thảo hiệp định, theo đó tiền thưởng cho các lãnh đạo ngân hàng sẽ bị giới hạn. Nhưng để có hiệu lực thực thi, dự thảo hiệp định phải được sự ủng hộ của đa số các nước thành viên Liên minh châu Âu.

Theo dự thảo hiệp định mới, số tiền thưởng dành cho lãnh đạo các ngân hàng thuộc EU sẽ không được cao gấp đôi mức lương hiện tại của người được thưởng và phải được đa số cổ đông đồng ý. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cải cách tài chính của EU, đề xuất về hạn chế tiền thưởng dành cho các lãnh đạo ngân hàng được đưa ra.

Dự thảo nhằm xoa dịu tâm lý bất mãn của người dân châu Âu khi phải chứng kiến nghịch lý tiền thưởng của giới lãnh đạo tài chính cao ngất trong khi họ đang vất vả chống chọi với những tác động của khủng hoảng kinh tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012
Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012

(VOV)-Không chỉ có lục địa già, mà cả nền kinh tế toàn cầu chưa thể nghĩ tới một viễn cảnh sáng sủa khi suy thoái tiếp tục lan rộng. 

Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012

Khủng hoảng nợ công bao trùm châu Âu năm 2012

(VOV)-Không chỉ có lục địa già, mà cả nền kinh tế toàn cầu chưa thể nghĩ tới một viễn cảnh sáng sủa khi suy thoái tiếp tục lan rộng. 

Thêm 4 nước EU đối mặt với thâm hụt ngân sách
Thêm 4 nước EU đối mặt với thâm hụt ngân sách

Uỷ ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đã cảnh báo một số nước thành viên châu Âu gồm: Bulgaria, đảo Cyprus, Đan mạch và Phần Lan có thể sẽ phải đối mặt với tình hình thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.

Thêm 4 nước EU đối mặt với thâm hụt ngân sách

Thêm 4 nước EU đối mặt với thâm hụt ngân sách

Uỷ ban châu Âu (EC) vừa đưa ra đã cảnh báo một số nước thành viên châu Âu gồm: Bulgaria, đảo Cyprus, Đan mạch và Phần Lan có thể sẽ phải đối mặt với tình hình thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.

Mỹ vẫn bất đồng về cắt giảm thâm hụt ngân sách
Mỹ vẫn bất đồng về cắt giảm thâm hụt ngân sách

Khác với nợ công châu Âu, vấn đề nợ công của Mỹ nằm ở bất đồng chính trị hơn là chuyện nước Mỹ thiếu nguồn tài chính thật sự.

Mỹ vẫn bất đồng về cắt giảm thâm hụt ngân sách

Mỹ vẫn bất đồng về cắt giảm thâm hụt ngân sách

Khác với nợ công châu Âu, vấn đề nợ công của Mỹ nằm ở bất đồng chính trị hơn là chuyện nước Mỹ thiếu nguồn tài chính thật sự.

Khủng hoảng nợ châu Âu khiến đầu tư vào Trung Quốc giảm
Khủng hoảng nợ châu Âu khiến đầu tư vào Trung Quốc giảm

(VOV) - Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài lại tăng.

Khủng hoảng nợ châu Âu khiến đầu tư vào Trung Quốc giảm

Khủng hoảng nợ châu Âu khiến đầu tư vào Trung Quốc giảm

(VOV) - Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài lại tăng.