Eurozone khai thông thế bế tắc trong khủng hoảng nợ Hy Lạp

VOV.VN - Eurozone khai thông thế bế tắc bằng việc đồng ý sớm triển khai đàm phán gói cứu trợ thứ 3 trị giá khoảng 86 tỷ euro dành cho Hy Lạp.

Sau cuộc họp nước rút đêm qua, hôm nay (13/7), các nhà lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã đạt thỏa thuận khai thông bế tắc cho cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp.

Thủ tướng Hy Lạp Tsipras sau khi đạt một thỏa thuận với các lãnh đạo EU ở Brussels hôm 13/7 (ảnh: AP)

Theo thỏa thuận, Eurozone đồng ý sớm triển khai các cuộc đàm phán về gói cứu trợ thứ 3 trị giá khoảng 86 tỷ euro dành cho Hy Lạp, nhằm  kéo nước này khỏi bờ vực phá sản.

Hãng tin Pháp AFP dẫn một nguồn tin châu Âu ngày 13/7 cho biết lãnh đạo các nước Hy Lạp, Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) rạng sáng nay đã đạt “thỏa hiệp” về một thỏa thuận cứu trợ tài chính dành cho Hy Lạp. Đề xuất này sau đó đã được chuyển tới lãnh đạo 19 nước Eurozone.

Phát biểu tại cuộc họp báo ở Brussel, Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng, sự nhất trí cao của các lãnh đạo khu vực đồng tiền chung châu Âu đã mở đường để bà trình bày trước Quốc hội Đức về gói chương trình cứu trợ tài chính cho Hy Lạp. Bà nói: “Tôi nghĩ rằng, chúng tôi đã tìm thấy được con đường để tiếp đi, nơi đó luôn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của châu Âu. Quyết định vừa nêu giúp không chỉ giải cứu đồng euro mà còn cho thấy được tinh thần đoàn kết của các thành viên trong khối cũng như là trách nhiệm của Hy Lạp cần phải thực hiện.”

Thủ tướng Đức cho biết, nhóm các Bộ trưởng đồng tiền chung euro cũng sẵn sàng kéo dài kỳ hạn vay nợ cho Hy Lạp ngay sau khi xem xét thành công gói đề xuất mới của Hy Lạp trong một vài ngày tới.

Tại cuộc họp báo, Chủ tịch Ủy ban châu Âu khẳng định sẽ không xảy ra kịch bản Hy Lạp phải rời khỏi liên minh tiền tệ đồng euro. Còn Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã hoan nghênh “thái độ mang tính xây dựng” của Hy Lạp khi giúp khôi phục được lòng tin với các đối tác.Cơ chế bình ổn châu Âu( ESM) đang sẵn sàng thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính cho Hy Lạp.

Ông Tusk nói: “Sau một đêm thảo luận, chúng tôi đã đạt được một thoả thuận về nợ Hy Lạp. Các nhà lãnh đạo trong khối Eurozone đã nhất trí được trên nhiều vấn đề. Bản thỏa thuận đó sẽ bao gồm nhiều nội dung trong đó hối thúc Quốc hội Hy Lạp sớm thông qua và sẽ ban hành về luật về một số vấn đề liên quan đến cải cách. Bằng cách đó, chúng tôi cũng sẽ làm việc để mang lại niềm tin trong quá trình đàm phán với Hy Lạp cũng như giữa các quốc gia thành viên”.

Ông Tusk cho biết thêm sau kết quả tích cực này các Bộ trưởng Tài chính Eurogroup sẽ bắt tay vào các cuộc đàm phán khẩn cấp để thảo luận về khoản vay bắc cầu cho Hy Lạp. Theo đề xuất của Nhóm các Bộ trưởng Tài chính euro (Eurogroup), Hy Lạp đang cần gấp một khoản tiền 19 tỷ euro để thanh toán các khoản nợ sắp tới hạn của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Hoan nghênh kết quả đạt được khi coi đây là bước đi củng cố niềm tin cho toàn khối, Chủ tịch Quỹ tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde nói: “ Các lãnh đạo Eurozone đã đạt được một bước tiến tốt đẹp giúp  xây dựng lại niềm tin và sẽ còn có nhiều bước đi như vậy nữa. Tôi tin chắc rằng điều đó sẽ được chứng minh bằng việc các bên thực hiện những gì đã được thỏa thuận. Tôi có cảm giác rằng, bước đi tích cực đầu tiên này đã xây dựng được niềm tin cho sự tăng trưởng. Giờ là lúc chúng ta triển khai các biện pháp đó và tiếp tục đi về phía trước”.

Theo giới quan sát, mặc dù đạt được một thỏa thuận khó khăn vơi các chủ nợ, song hiện Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đang chịu những sức ép lớn. Đó là trong trong vòng 2 ngày ông phải nỗ lực để thuyết phục được Quốc hội Hy Lạp thông qua được gói đề xuất mới của nước này.

Phản ứng trước những thông tin tích cực về giải quyết vấn đề nợ Hy Lạp, thị trường chứng khoán của châu Á, châu Âu đã ghi nhận sự tăng điểm đồng loạt tại phiên giao dịch hôm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?
Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

(VOV) - Sự kiện đóng cửa đài phát thanh-truyền hình công cho thấy những mâu thuẫn giằng xé trong nước thành viên EU này.

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

Hy Lạp giải tán Phát thanh-Truyền hình Quốc gia vì lẽ gì?

(VOV) - Sự kiện đóng cửa đài phát thanh-truyền hình công cho thấy những mâu thuẫn giằng xé trong nước thành viên EU này.

Hy Lạp trông đợi vào tân Thủ tướng trẻ tuổi
Hy Lạp trông đợi vào tân Thủ tướng trẻ tuổi

VOV.VN - Ông Alexis Tsipras trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong 150 năm qua và là Thủ tướng đầu tiên ở Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức đi ngược lại với truyền thống

Hy Lạp trông đợi vào tân Thủ tướng trẻ tuổi

Hy Lạp trông đợi vào tân Thủ tướng trẻ tuổi

VOV.VN - Ông Alexis Tsipras trở thành vị Thủ tướng trẻ tuổi nhất trong 150 năm qua và là Thủ tướng đầu tiên ở Hy Lạp tuyên thệ nhậm chức đi ngược lại với truyền thống

Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay
Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

VOV.VN - Cho dù đi hay ở lại Eurozone, Hy Lạp và các thành viên EU vẫn rất cần nhau để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho cả 2 bên. 

Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

Hy Lạp- EU: Dẫu “cạn tình” vẫn chưa thể buông tay

VOV.VN - Cho dù đi hay ở lại Eurozone, Hy Lạp và các thành viên EU vẫn rất cần nhau để tìm ra một giải pháp thích hợp nhất cho cả 2 bên. 

EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”
EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”

VOV.VN- Lãnh đạo các nước Eurozone sẽ chiến đấu đến cùng để cứu một Hy Lạp “gần như đã phá sản hoàn toàn” trở lại khối.

EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”

EU “chìa tay” cứu, Hy Lạp vẫn “vùng vằng”

VOV.VN- Lãnh đạo các nước Eurozone sẽ chiến đấu đến cùng để cứu một Hy Lạp “gần như đã phá sản hoàn toàn” trở lại khối.

Ukraine “lo sốt vó” nguy cơ rơi vào thảm kịch “Hy Lạp 2”
Ukraine “lo sốt vó” nguy cơ rơi vào thảm kịch “Hy Lạp 2”

VOV.VN - Giáo sư Sestanovich cho biết, Kiev phải tự dựa vào mình để vượt qua khủng hoảng và cần có chính sách “dân túy” hơn để tránh 1 thảm kịch "Hy Lạp 2".

Ukraine “lo sốt vó” nguy cơ rơi vào thảm kịch “Hy Lạp 2”

Ukraine “lo sốt vó” nguy cơ rơi vào thảm kịch “Hy Lạp 2”

VOV.VN - Giáo sư Sestanovich cho biết, Kiev phải tự dựa vào mình để vượt qua khủng hoảng và cần có chính sách “dân túy” hơn để tránh 1 thảm kịch "Hy Lạp 2".