G7 bàn cách tiếp cận vấn đề hạt nhân Triều Tiên

VOV.VN - Vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một trong những chủ đề nóng nhất và thu hút sự quan tâm nhiều nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và An ninh G7.

Chủ đề “Xây dựng một thế giới hòa bình và an toàn hơn” của Hội nghị lần này đã thể hiện chính xác và bao quát nhất bối cảnh tình hình thế giới hiện nay với nhiều diễn biến bất ngờ, phức tạp như khủng hoảng Syria, căng thẳng Nga- phương Tây, vấn đề Triều Tiên. Trong đó vấn đề Triều Tiên được đánh giá là đang có những dấu hiệu tích cực. Đây cũng chính là chủ đề được thảo luận nhiều nhất ngay trong phiên họp đầu tiên vào tối 22/4. 

Một vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Ảnh: CNBC

Trước hội nghị các ngoại trưởng G7, các Bộ trưởng Tài chính của khối này cách đây ít ngày cũng đã ra tuyên bố chung bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên vi phạm biện pháp cấm vận của cộng đồng quốc tế, tiếp cận hệ thống tài chính quốc tế cũng như thị trường dầu lửa, vũ khí thông qua các công ty ma. G7 hối thúc các nước tăng cường ngăn chặn và kiểm soát các giao dịch tài chính trái phép của Triều Tiên. 

Sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un ra tuyên bố đình chỉ các vụ thử hạt nhân, các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, đồng thời đóng cửa và hủy bỏ bãi thử hạt nhân Punggye-ri, các nước G7 mặc dù ra các tuyên bố hoan nghênh nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh cần phải phối hợp chặt chẽ trước khi diễn ra các cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều và Mỹ - Triều.

Nhiều ý kiến cho rằng, tuyên bố của nhà lãnh đạo Kim Jong-un chưa bao gồm cam kết thủ tiêu số vũ khí hạt nhân và tên lửa hiện có và nghi ngờ Triều Tiên chưa có ý định thực sự từ bỏ kho vũ khí hạt nhân mà nước này đã phát triển suốt hàng chục năm qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuy có những nhận định lạc quan về Triều Tiên nhưng dè dặt cho rằng cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên vẫn còn “chặng đường dài” trước khi được giải quyết. Sự ngờ vực này thể hiện rõ trên dòng trạng thái đăng trên Twitter vào tối 22/4: “Mọi thứ có thể giải quyết hoặc không thể, chỉ có thời gian mới có câu trả lời”. 

Ngoại  trưởng Nhật Bản Taro Kono cho rằng, tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 ông sẽ nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát các động thái của Triều Tiên và duy trì sức ép tối đa số với nước này nhằm hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa. Trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đã bày tỏ quan điểm nhất quán của nước này đối với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

"Điều quan trọng là mọi động thái cần đưa đến việc giải giáp hoàn toàn chương trinh hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên và quá trình này cần có sự kiểm chứng. Tôi muốn theo dõi sát điều đó".

Các nhà ngoại giao của 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng sẽ thảo luận về những quan điểm của Mỹ trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới. Các nước đồng minh của Mỹ muốn bảo đảm rằng Tổng thống Donald Trump không đánh đổi quá nhiều để có được một thỏa thuận lịch sử với Triều Tiên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đằng sau tuyên bố dừng thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên là gì?
Đằng sau tuyên bố dừng thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên là gì?

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un nói rằng, nước này không cần thử thêm hạt nhân hay tên lửa vì đã hoàn thành mục tiêu của mình.

Đằng sau tuyên bố dừng thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên là gì?

Đằng sau tuyên bố dừng thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên là gì?

VOV.VN - Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un nói rằng, nước này không cần thử thêm hạt nhân hay tên lửa vì đã hoàn thành mục tiêu của mình.

Mỹ tự đặt mình vào “thế khó” trong đàm phán với Triều Tiên vì Iran?
Mỹ tự đặt mình vào “thế khó” trong đàm phán với Triều Tiên vì Iran?

VOV.VN - Nếu phá bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, Mỹ sẽ đặt mình vào “thế khó” trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Mỹ tự đặt mình vào “thế khó” trong đàm phán với Triều Tiên vì Iran?

Mỹ tự đặt mình vào “thế khó” trong đàm phán với Triều Tiên vì Iran?

VOV.VN - Nếu phá bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, Mỹ sẽ đặt mình vào “thế khó” trong các cuộc đàm phán với Triều Tiên.

Ông Trump lại “hớ” khi nói Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa?
Ông Trump lại “hớ” khi nói Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 tuyên bố Triều Tiên đồng ý “phi hạt nhân hóa” trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Sự thực dường như không phải vậy.

Ông Trump lại “hớ” khi nói Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa?

Ông Trump lại “hớ” khi nói Triều Tiên đồng ý phi hạt nhân hóa?

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 tuyên bố Triều Tiên đồng ý “phi hạt nhân hóa” trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Triều. Sự thực dường như không phải vậy.

Cộng đồng quốc tế thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên
Cộng đồng quốc tế thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên

VOV.VN - Hoan nghênh nhưng khá thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên, nhiều nước tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với Triều Tiên.

Cộng đồng quốc tế thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên

Cộng đồng quốc tế thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên

VOV.VN - Hoan nghênh nhưng khá thận trọng với tuyên bố của Triều Tiên, nhiều nước tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sức ép với Triều Tiên.