Ghé chùa Cha-long bái Phật, đốt pháo cầu may đầu năm

VOV.VN - Ghé thăm Wat Chalong vào dịp Tết Nguyên đán 2024, du khách được lắng nghe những tiếng pháo nổ giòn giã cầu may, ước mong cho một năm mới nhiều sức khỏe và bình an. 

Wat Chalong, hay chùa Cha-long, là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất, được tôn kính nhất và được viếng thăm nhiều nhất ở Phuket (miền Nam Thái Lan).

Ghé thăm Wat Chalong vào dịp Tết Nguyên đán 2024, du khách còn được lắng nghe những tiếng pháo nổ giòn giã cầu may, ước mong cho một năm mới nhiều sức khỏe và bình an. 

Wat Chalong có tên gọi chính thức là Wat Chaiyathararam. Ngôi chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 để tưởng nhớ hai vị tăng sĩ đáng kính Luang Pho Chem và Luang Pho Choang, những người đã che chở cho người dân địa phương chống lại cuộc nổi dậy của những người khai thác mỏ thiếc từ Trung Quốc vào năm 1876.

Wat Chalong có phong cách kiến trúc chịu ảnh hưởng từ miền Nam, miền Trung và Đông Bắc Thái Lan, có khuôn viên rộng với quần thể chùa bao gồm nhiều điện thờ nhỏ hơn bao quanh gian điện chính là nơi thờ hai vị tăng sĩ Luang Pho Chem và Luang Pho Choang, cũng như các vị trụ trì đã khuất của ngôi chùa.

Những bức tượng các vị tăng sĩ được dát vàng như một hình thức thể hiện sự kính trọng của những người dân địa phương sùng đạo đến cầu mong sức khỏe, may mắn và giàu có. Lễ vật dâng cúng có nến (tượng trưng cho con đường ánh sáng), hoa sen (tượng trưng cho sự tinh khiết) và nén hương thơm.

Điểm nổi bật tại chùa Cha-long chính là tòa tháp chính sở hữu chiều cao lên đến 60m với 3 tầng khác nhau và là nơi thờ một mảnh xá lợi của Đức Phật Tổ theo truyền thuyết của người Thái Lan kể lại.

Bên trong tòa tháp là rất nhiều tượng Phật trong tư thế ngồi, đứng và nằm được đặt trang trí khắp tầng 1. Những bức tranh tường trải khắp căn phòng và cầu thang với tay vịn mô phỏng tượng Naga bằng ngọc bích sẽ dẫn lối du khách lên tầng hai và tầng cao nhất nơi thờ mảnh xá lợi của Đức Phật.

Phía trước tòa bảo tháp được chạm khắc tinh xảo là những đụn cát được đắp cao, được coi là những bảo tháp bằng cát, nơi người dân cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó để gửi gắm ước nguyện và bày tỏ lòng thành kính.

Dạo quanh khuôn viên chùa Cha-long vào ngày đầu xuân trong mùi trầm thơm, du khách cũng không quên ghé lại những quầy bán đồ lưu niệm trong khuôn viên chùa, mua một bánh pháo nhỏ cùng lời ước nguyện bên trong và tiến ra khu vực đốt pháo cầu may, trông giống như một lò gạch được xây cao. Trong hương trầm thơm và tiếng pháo giòn giã, du khách cùng thành tâm nguyện cầu, ước mong một năm mới thuận hòa, an yên.

Rời chùa Cha-long, du khách cũng như người dân địa phương không quên ghé lại những khu vực bán cây cảnh dọc hai bên lối vào chùa, chọn cho mình một chậu cây nhỏ xinh lấy may để cùng rước lộc về nhà.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Thủ đô đi chùa cầu bình an sáng mùng 1 Tết
Người dân Thủ đô đi chùa cầu bình an sáng mùng 1 Tết

VOV.VN - Sáng mùng 1 Tết Giáp Thìn tại Thủ đô Hà Nội, nhiều người dân đã đổ về các ngôi đền, chùa lớn như Chùa Quán Sứ, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc... để cúng lễ, cầu may cho một năm mới.

Người dân Thủ đô đi chùa cầu bình an sáng mùng 1 Tết

Người dân Thủ đô đi chùa cầu bình an sáng mùng 1 Tết

VOV.VN - Sáng mùng 1 Tết Giáp Thìn tại Thủ đô Hà Nội, nhiều người dân đã đổ về các ngôi đền, chùa lớn như Chùa Quán Sứ, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc... để cúng lễ, cầu may cho một năm mới.

Lễ chùa đầu năm cầu quốc thái dân an trên đảo Trường Sa
Lễ chùa đầu năm cầu quốc thái dân an trên đảo Trường Sa

VOV.VN - Tiếng chuông chùa vang lên trong buổi sớm mai của ngày đầu năm mới Giáp Thìn cũng là lời nguyện cầu quốc thái dân an, lời hứa hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của quân và dân trên quần đảo Trường Sa.

Lễ chùa đầu năm cầu quốc thái dân an trên đảo Trường Sa

Lễ chùa đầu năm cầu quốc thái dân an trên đảo Trường Sa

VOV.VN - Tiếng chuông chùa vang lên trong buổi sớm mai của ngày đầu năm mới Giáp Thìn cũng là lời nguyện cầu quốc thái dân an, lời hứa hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của quân và dân trên quần đảo Trường Sa.

Ngôi chùa lưu giữ gần 40 pho tượng và hơn 200 bản khắc kinh mộc cổ
Ngôi chùa lưu giữ gần 40 pho tượng và hơn 200 bản khắc kinh mộc cổ

Làng Bắc Sơn, xã Vân Diên, thị trấn Nam Đàn (Nghệ An) dày trầm tích, nổi bật nhất là hệ thống đền-chùa Đức Sơn được xây dựng từ thời Trần, sở hữu nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật cao, độc đáo với gần 40 pho tượng pháp và hơn 200 bản kinh mộc cổ làm từ gỗ thị.

Ngôi chùa lưu giữ gần 40 pho tượng và hơn 200 bản khắc kinh mộc cổ

Ngôi chùa lưu giữ gần 40 pho tượng và hơn 200 bản khắc kinh mộc cổ

Làng Bắc Sơn, xã Vân Diên, thị trấn Nam Đàn (Nghệ An) dày trầm tích, nổi bật nhất là hệ thống đền-chùa Đức Sơn được xây dựng từ thời Trần, sở hữu nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật cao, độc đáo với gần 40 pho tượng pháp và hơn 200 bản kinh mộc cổ làm từ gỗ thị.