Giá khí đốt ở châu Âu đạt mức cao nhất trong hai năm qua

VOV.VN - Giá khí đốt giao ngay tại châu Âu đã tăng mạnh, đạt 622 USD/1.000m³ vào cuối phiên giao dịch ngày 10/2 tại Hà Lan, tăng 5% chỉ trong một ngày. Trong khi đó, Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố về khả năng chặn nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine từ châu Âu qua Slovakia. 

Theo Hãng tin Nga Interfax, 622 USD/1.000m³ là mức giá cao nhất kể từ ngày 7/2/2023. Các chuyên gia dự báo trong những ngày tới, giá khí đốt sẽ tiếp tục tăng do thời tiết lạnh hơn tại châu Âu.

Bên cạnh yếu tố thời tiết, giá khí đốt còn bị đẩy lên bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung ở Ukraine. Sau khi Ukraine dừng trung chuyển khí đốt của Tập đoàn năng lượng quốc gia của Nga (Gazprom) qua lãnh thổ của mình, nước này buộc phải mua khí đốt trên thị trường giao ngay của châu Âu, làm gia tăng áp lực lên nguồn cung.

Lượng dự trữ khí đốt tại các kho ngầm châu Âu cũng đang giảm nhanh, xuống dưới 50%. Với mức tiêu thụ lớn trong mùa đông này, châu Âu sẽ cần nhập khẩu nhiều khí đốt hơn vào mùa hè để phục hồi dự trữ, đảm bảo đạt mức 90% trước mùa tiêu thụ tiếp theo. Yêu cầu này của EU, cùng với hạn chế nguồn cung từ Gazprom, sẽ tiếp tục đẩy giá khí đốt lên cao trong năm 2025.

Ngoài ra, sản lượng điện gió sụt giảm cũng buộc châu Âu phải sử dụng nhiều khí đốt hơn để sản xuất điện. Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt qua đường ống hạn chế, châu Âu đang phải gia tăng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Điều này làm giá khí đốt trên thị trường giao ngay tăng lên, do châu Âu phải cạnh tranh với các nước châu Á để mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Trong khi đó, sáng 11/2, Thủ tướng Slovakia Robert Fico tuyên bố về khả năng chặn nguồn cung cấp khí đốt cho Ukraine từ châu Âu qua Slovakia. Theo ông, đây là biện pháp đáp trả đối với Ukraine sau khi Ukraine ngừng vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu qua lãnh thổ nước này.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Transnistria từ chối viện trợ EU, chọn nhập khí đốt từ Hungary
Transnistria từ chối viện trợ EU, chọn nhập khí đốt từ Hungary

VOV.VN - Tại Moldova, Chính quyền vùng ly khai Transnistria đã từ chối khoản viện trợ 60 triệu euro từ Liên minh châu Âu (EU) và quyết định nhập khẩu khí đốt từ Hungary.

Transnistria từ chối viện trợ EU, chọn nhập khí đốt từ Hungary

Transnistria từ chối viện trợ EU, chọn nhập khí đốt từ Hungary

VOV.VN - Tại Moldova, Chính quyền vùng ly khai Transnistria đã từ chối khoản viện trợ 60 triệu euro từ Liên minh châu Âu (EU) và quyết định nhập khẩu khí đốt từ Hungary.

Litva bác bỏ ý tưởng tái khởi động xuất khẩu khí đốt của Nga
Litva bác bỏ ý tưởng tái khởi động xuất khẩu khí đốt của Nga

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Litva vừa lên tiếng chỉ trích ý tưởng cho rằng việc nối lại xuất khẩu khí đốt của Nga có thể được sử dụng để buộc Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.

Litva bác bỏ ý tưởng tái khởi động xuất khẩu khí đốt của Nga

Litva bác bỏ ý tưởng tái khởi động xuất khẩu khí đốt của Nga

VOV.VN - Bộ trưởng Ngoại giao Litva vừa lên tiếng chỉ trích ý tưởng cho rằng việc nối lại xuất khẩu khí đốt của Nga có thể được sử dụng để buộc Nga tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.

Slovakia tái nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream
Slovakia tái nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream

VOV.VN - Slovakia bắt đầu tái nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga từ đầu tháng 2/2025 thông qua đường ống TurkStream sau khi Ukraine ngừng gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga vào cuối năm 2024. 

Slovakia tái nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream

Slovakia tái nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống TurkStream

VOV.VN - Slovakia bắt đầu tái nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga từ đầu tháng 2/2025 thông qua đường ống TurkStream sau khi Ukraine ngừng gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt của Nga vào cuối năm 2024.