HĐBA thông qua nghị quyết về xử lý các vụ tồn đọng của tòa án quốc tế

VOV.VN - Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc vừa thông qua nghị quyết rà soát hoạt động của Cơ chế giải quyết các vụ việc tồn đọng của các tòa án quốc tế.

Cụ thể, Hội đồng Bảo an ngày 25/6 đã thông qua Nghị quyết 2529 tái bổ nhiệm Công tố viên và rà soát hoạt động 2 năm của Cơ chế giải quyết các vụ việc tồn đọng của các tòa án quốc tế (Cơ chế).

HDBA hop truc tuyen ve Afghanistan.png

Một phiên họp trực tuyến của Hội đồng Bảo an.

Nghị quyết 2529 ghi nhận các kết quả hoạt động trong năm 2018-2019 của Cơ chế, trong đó có việc thực hiện các khuyến nghị của Cơ quan kiểm soát nội bộ Liên Hợp Quốc và Nghị quyết 2422 (2018) của Hội đồng Bảo an, tập trung vào thực hiện bình đẳng giới và bảo đảm đại diện cân bằng về địa lý trong đội ngũ nhân viên của Cơ chế, thực hiện cắt giảm chi phí.

Nghị quyết ghi nhận một số công việc đã được hoàn thành, yêu cầu Cơ chế tiếp tục xây dựng lộ trình rõ ràng và có trọng tâm về hoàn thành các vụ việc xét xử và các chức năng thi hành án, quản lý hành chính khác, đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan hợp tác và hỗ trợ Cơ chế; nhắc lại tầm quan trọng của việc bảo đảm quyền của những người bị giam giữ phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn về bảo đảm sức khỏe.

Nghị quyết tái bổ nhiệm ông Serge Brammertz làm Công tố viên của Cơ chế trong thời gian từ 1/7/2020 tới 30/6/2022.

Với vai trò Chủ tịch Nhóm công tác của Hội đồng Bảo an về Cơ chế trên, Việt Nam có trách nhiệm soạn thảo và chủ trì thương lượng Nghị quyết. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây cản trở nhiều hoạt động bình thường của Hội đồng Bảo an, chúng ta đã chủ động chuẩn bị từ sớm, tham khảo chặt chẽ với các nước và Liên Hợp Quốc để có kế hoạch phù hợp. Sau 3 vòng thương lượng trực tuyến từ 27/5-19/6, các nước đã đồng ý việc Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết này. Nhiều nước thành viên Hội đồng Bảo an đánh giá rất tích cực về vai trò của Việt Nam trong điều phối, điều hành một cách khách quan, minh bạch, cũng như cách thức thúc đẩy được thỏa hiệp giữa các nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phản ứng của Nga sau khi Tòa quốc tế kêu gọi thả các thủy thủ Ukraine
Phản ứng của Nga sau khi Tòa quốc tế kêu gọi thả các thủy thủ Ukraine

VOV.VN - Điện Kremlin tuyên bố, các cuộc điều tra và xét xử 24 thủy thủ Ukraine cần phải được hoàn tất.

Phản ứng của Nga sau khi Tòa quốc tế kêu gọi thả các thủy thủ Ukraine

Phản ứng của Nga sau khi Tòa quốc tế kêu gọi thả các thủy thủ Ukraine

VOV.VN - Điện Kremlin tuyên bố, các cuộc điều tra và xét xử 24 thủy thủ Ukraine cần phải được hoàn tất.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế
Mỹ cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế

VOV.VN - Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần tôn trọng những quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển khi họ là một bên tham gia ký kết.

Mỹ cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế

Mỹ cảnh báo Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của tòa quốc tế

VOV.VN - Mỹ cho rằng, Trung Quốc cần tôn trọng những quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển khi họ là một bên tham gia ký kết.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”
Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

Hành trình Philippines tìm công lý trước Trung Quốc qua “PCA”

VOV.VN - Cây muốn lặng, gió chẳng đừng. Trước thái độ “bất chấp” của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines đã lựa chọn “thanh gươm” pháp lý mang tên PCA.