Hiện tượng nhật thực ở một số nước trên thế giới

Sáng nay, nhiều nước trên thế giới được ngắm cảnh Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

>> Hồi hộp chứng kiến Mặt trăng “ăn” Mặt trời

Tại Trung Quốc, hiện tượng nhật thực bắt đầu từ 9h đến 9h38 phút (theo giờ Bắc Kinh). Trung Quốc quan sát được hiện tượng nhật thực toàn phần lâu nhất và bao quát nhất, gần 6 phút. Nhiều khu vực của 11 tỉnh ở tây nam, chính nam và phía đông Trung Quốc có thể quan sát được hiện tượng nhật thực. Ở Thượng Hải, hầu hết khu vực này có thể quan sát được nhật thực. Hơn 500 nhà thiên văn học chuyên nghiệp và nghiệp dư đã tới tỉnh Triết Giang để quan sát nhật thực toàn phần, nơi được dự đoán diễn ra hiện tượng nhật thực toàn phần trong thời gian lâu nhất. Trung Quốc cũng truyền hình trực tiếp cảnh nhật thực trên tivi, internet và mạng điện thoại di động. Nhân dịp này, nhiều nhà khoa học tổ chức các buổi nói chuyện công cộng giải thích về hiện tượng nhật thực.

Ở Nepal cũng có thể quan sát được nhật thực toàn phần vào khoảng 6h42 phút (giờ địa phương). Hiện tượng nhật thực bắt đầu từ 5h46 phút sáng và kết thúc vào 7h45 phút sáng. Cảnh nhật thực toàn phần có thể quan sát được từ phía đông và một phần khu vực phía tây. Khi nhật thực toàn phần diễn ra, người dân ở khu vực phía nam Kathmandul hầu như không thể nhìn thấy nhau khi đi trên phố do trời quá tối. Đúng vào thời điểm này, phần lớn người dân ở nhà cầu nguyện vì cho đó là thời điểm linh thiêng. Chính phủ Nepal cũng công bố cả nước được nghỉ ngày thứ tư.

Tại Ấn Độ, do mây dày bao phủ một vùng rộng lớn nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc quan sát nhật thực. Tại Bangladesh, người dân ở phía tây bắc có thể xem nhật thực toàn phần kéo dài gần 4 phút. Cho dù trời khá nhiều mây nhưng hàng chục nghìn người dân đã tập trung tại khu vực Panchaga – cách thủ đô Dhaka khoảng 420km. Hàng triệu người dân Bangladesh đã chứng kiến hiện tượng nhật thực kéo dài từ 7 giờ sáng đến 9 giờ (giờ địa phương)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên