Chiến tranh virus - Kịch bản Mỹ phong tỏa sinh học nước Nga

VOV.VN - Trang topwar.ru ngày 19/7 đăng bài về nghiên cứu virus ở Mỹ của tác giả Evgeny Fedorov, xin trân trọng cung cấp để bạn đọc tham khảo.

Rất lâu trước đại dịch COVID-19

Nhận thức được tiềm năng vũ khí sinh học trong các cuộc chiến trong tương lai, bất chấp việc Mỹ phê chuẩn Công ước cấm phát triển, sản xuất và tích lũy vũ khí sinh học, Washington đã đơn phương từ chối dự án tạo ra một cơ quan kiểm soát theo công ước này. Với cái cớ là trình độ thanh tra không đủ, cũng như lo ngại cản trở công việc của ngành công nghiệp sinh học dân sự của họ, người Mỹ ủng hộ công ước, nhưng sẽ không cho phép bất cứ ai thanh sát nó.

Đạo luật “Yêu nước” năm 2001 cho phép người Mỹ làm việc với các mầm bệnh chết người nếu "hoạt động đó được chính phủ Mỹ ủy quyền hợp lệ". Trên thực tế, nghiên cứu bất kỳ vi sinh vật nào ở Mỹ đều được loại khỏi phạm vi pháp lý của công ước quốc tế. Tất cả điều này đang xảy ra với sự đồng ý ngầm của cộng đồng thế giới. Tám năm sau, ngày 23/11/2009, Barack Obama đã ký “Chiến lược Quốc gia đấu tranh với các mối đe dọa sinh học”, tuyên bố rõ ràng từ chối bất kỳ vụ thanh tra nào liên quan đến việc tuân thủ các nghĩa vụ của công ước.

Năm 2009 Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Kiểm soát Vũ khí và An ninh Quốc tế E. Toucher nói, "... Chính quyền Obama sẽ không tiếp tục đàm phán về một giao thức thanh sát theo công ước, vì một giao thức ràng buộc về mặt pháp lý sẽ không cung cấp cơ chế kiểm soát có ý nghĩa hoặc an ninh cao hơn". Sau những tuyên bố như vậy, không có quốc gia nào trên thế giới có bất kỳ lý do nghiêm túc nào để hạn chế kho vũ khí sinh học của mình. Nếu kẻ bá chủ thế giới có thể, thì tại sao, chẳng hạn, Trung Quốc không thể tạo mầm bệnh mới và virus lai? Đây là câu hỏi về nguồn gốc của SARS-CoV-2.

_sputnik_kg_zkyl.jpg

Mỹ đầu tư nhiều cho việc nghiên cứu sinh học; Nguồn: TW

 

Tiền cho chương trình trá hình để phát triển vũ khí sinh học rất nhiều: từ đầu thế kỷ đến 2014, người Mỹ đã phân bổ không dưới 80 tỷ USD cho các mục đích này. Và sự phát triển mang màu sắc quân sự, nhằm mục đích có được mầm bệnh sử dụng trong chiến đấu. Một bằng chứng gián tiếp cho thấy Mỹ không quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ sức khỏe trong lĩnh vực này là khả năng được bảo vệ chống lại COVID-19. Khối lượng tiền khổng lồ đã không cho phép tạo ra một hệ thống ứng phó nhanh với các mối đe dọa của đại dịch.

Các nhà sinh học Mỹ đã nghiên cứu một cái gì đó hoàn toàn khác, ví dụ, họ mài giũa các kỹ năng tạo ra các loại virus và vi khuẩn mới với các thông số về khả năng gây bệnh. Các biện minh cho công việc như vậy, theo họ, để chống lại nạn khủng bố sinh học tiềm năng, cần phải tạo ra mầm bệnh mới và mô phỏng bảo vệ chống lại chúng. Tự tạo ra mầm bệnh làm vũ khí - tự bảo vệ chống vũ khí và các quốc gia khác không có khả năng bảo vệ như vậy, nhưng người Mỹ có mầm bệnh tương ứng - một sự mất cân bằng chiến lược.

Ở Mỹ, người ta làm việc nhiều với các mầm bệnh nguy hiểm đến mức họ không phải bất cứ ở đâu cũng có thời gian để tạo điều kiện thích hợp cho việc bảo vệ nhân viên. Bệnh sốt thỏ, bệnh than, sốt Q, bệnh dịch hạch - là danh sách không đầy đủ các "rò rỉ" vi sinh vật đã xảy ra tại các cơ sở sinh học ở Mỹ kể từ đầu thế kỷ. Năm 2008, Viện Virus học và Miễn dịch học tại Quỹ Nghiên cứu Y sinh học Tây Nam (San Antonio, Техас) và Trung tâm Virus học và Miễn dịch học của Đại học (Atlanta, Georgia) đã không đạt an toàn sinh học.

Các cơ sở này làm việc với các mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Thú vị nhất, theo dõi lặp đi lặp lại trong năm 2010 cho thấy không có cải thiện nào về phòng chống sinh học. Năm ngoái, người Mỹ đã quyết định tạm thời hạn chế nghiên cứu thực tế với mầm bệnh và thực hiện một nghiên cứu toán học quy mô lớn. Nó được nhớ với cái tên “Event 201” và một loại virus mô phỏng cực kỳ giống với SARS-CoV-2.

Theo kịch bản đưa ra tại Đại học Johns Hopkins, ít nhất 65 triệu người sẽ chết vì nhiễm trùng đường hô hấp trong một năm rưỡi. Và để xem xét, "Sự kiện 201" đã nổ ở Mỹ khoảng một tháng rưỡi trước nạn dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc. Toàn bộ tình huống này tạo ra một mối nguy hiểm gián tiếp cho Nga. Để sử dụng hiệu quả vũ khí sinh học, một cuộc đụng độ với kẻ thù gần như không trực tiếp, không có mầm bệnh nào được nạp vào tên lửa đạn đạo. Nhưng có vẻ như quân đội Mỹ đã sẵn sàng cho một sự kiện như vậy.

Và hơn 400 cơ sở nằm rải rác trên khắp thế giới là bằng chứng rõ ràng về điều này. Mỗi cơ sở là một phòng thí nghiệm sinh học với nhân viên người Mỹ, tách khỏi quản lý về pháp lý của khu vực nơi nó đóng. Liên quan đến các phòng thí nghiệm ở xa Mỹ, ấn phẩm Voennaya Mysl («Военная мысль») cho biết, chúng được sử dụng để kiểm tra virus trong điều kiện gần với chiến đấu. Ví dụ, sự bùng phát của Ebola ở Tây Phi, bắt đầu một cách đột ngột và đột nhiên biến mất.

Phong tỏa sinh học

Hơn 1 tỷ USD là số tiền mà Lầu Năm Góc đã bỏ ra trong 20 năm qua để tạo ra một vành đai của các phòng thí nghiệm sinh học bí mật với mầm bệnh chết người xung quanh nước Nga. Ở các nước hậu Xô Viết, một mạng lưới các cơ sở đang hoạt động đã được tạo ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga. Không loại trừ, có thể nhiều đợt bùng phát bệnh viêm màng não ở khu vực Rostov năm 2013, cùng với bệnh lở mồm long móng và sốt lợn châu Phi, là "thử nghiệm" của một phòng thí nghiệm như vậy.

Các nguồn “bệnh truyền nhiễm" nổi tiếng là Trung tâm Y tế Công cộng Gruzia mang tên Richard Lugar, Trung tâm Kiểm soát và Giám sát Dịch bệnh Kiev, Viện Nghiên cứu Chống bệnh dịch hạch Odessa, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vệ sinh ở Lviv, cũng như nhiều cơ sở ở Vinnitsa, Dnepropetrovsk, Odessa, Ternopil, Uzhgorod và Kherson.

_ru_an_info_hpxr.jpg

Nhiều dịch bệnh bùng phát và biến mất một cách bí ẩn; Nguồn: TW

 

Và một lần nữa câu hỏi được đặt ra: nếu có rất nhiều nhà dịch tễ học xuất sắc người Mỹ ở Ukraine, tại sao đất nước này không nằm trong top tốt nhất trong cuộc chiến chống lại COVID-19? Hoặc một lần nữa phản ánh, trong các phòng thí nghiệm, họ hoàn toàn không nghiên cứu các vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng? Kể từ năm 2011, dịch bệnh tả và viêm gan C đã được quan sát thấy ở Ukraine, nguồn gốc của nó vẫn chưa rõ ràng.

Tại một quốc gia tương đối nhỏ có không dưới 25 phòng thí nghiệm tham khảo của Mỹ, nhân viên có quyền miễn trừ ngoại giao, nghĩa là họ có thể nhập khẩu và xuất khẩu bất cứ thứ gì từ quốc gia này. Và bây giờ có một số con số và địa lý làm cho nó có thể hiểu được vị trí của "vành đai sinh học" trong vùng lân cận Nga. Ở Kazakhstan, có ít nhất một cơ sở sinh học trong Trung tâm khoa học M. Aikimbaev về kiểm dịch và nhiễm trùng động vật.

Hồ sơ của công việc gắn liền với chương trình Một sức khỏe (One Health), nghiên cứu các bệnh phổ biến đối với người và động vật. Mỹ có thể sử dụng hoạt tính sinh học của Kazakhstan không chỉ chống lại Nga, mà cả Trung Quốc. Uzbekistan quản lý 10 phòng thí nghiệm, nhiều trong số đó được đặt tại các cơ sở bí mật của Liên Xô trước đây.

Mục tiêu chính thức của công việc là bảo vệ dân chúng khỏi bệnh dịch hạch, bệnh than, bệnh sốt thỏ và bệnh brucellosis, cũng như lưu trữ an toàn các chủng tương ứng trong các phòng thí nghiệm tham khảo. Các công việc tương tự cũng được thực hiện ở Tajikistan, với các cơ sở chính được đặt tại khu vực Dushanbe, Sughd và Khatlon. Một phòng thí nghiệm sinh học đã hoạt động ở Azerbaijan từ năm 2013.

Ngay cả Armenia, nơi có căn cứ quân sự của Nga, cũng không thể làm gì để thoát khỏi sự trợ giúp sinh học của quân đội Mỹ. Có 25 phòng thí nghiệm trong nước và các chuyên gia Nga không được vào. Có thông tin nói rằng, ở cấp độ của các nguyên thủ quốc gia, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để giải mật hồ sơ công việc của các cơ sở đó. Có vẻ như ngay sau khi Pashinyan và Putin đồng cho phép các nhà sinh vật học Nga vào phòng thí nghiệm, phần lớn trong số nhân viên người Mỹ bay trở lại Mỹ.

Mỹ có mạng lưới lớn các phòng thí nghiệm sinh học trên thế giới, tại cả các nước trước đây thuộc Liên Xô; Nguồn: TW

Mỹ có mạng lưới lớn các phòng thí nghiệm sinh học trên thế giới, tại cả các nước trước đây thuộc Liên Xô; Nguồn: TW

 

Sự tập trung các mầm bệnh nguy hiểm chết người như vậy do người Mỹ dẫn đầu có thể gây ra nhiều rủi ro tiềm tàng cho Nga. Đầu tiên, những người di cư lao động từ các quốc gia đồng minh trở thành những người mang mầm bệnh. Thứ hai, có đủ các “cái đầu nóng” có khả năng khiêu khích ở cả Georgia và Ukraine. Ai sẽ đảm bảo rằng họ sẽ không dám "trả thù" Nga? Thứ ba, tai nạn do con người gây ra tại các cơ sở lưu trữ các chủng bệnh nguy hiểm nhất sẽ gây ra thảm họa ở nước sở tại với sự lây lan sau đó ra khắp nước Nga.

Nếu người Mỹ không hài lòng với mức độ an toàn tại các cơ sở sinh học tại Mỹ, thì có thể nói gì về sự an toàn tại các cơ sở ở nước ngoài! Không loại trừ rằng một ổ dịch bệnh sẽ được tổ chức tại một trong những quốc gia với sự đổ lỗi sau đó coi Nga là thủ phạm. Và những rủi ro này được đưa ra, tất nhiên, mà không tính đến sự ô nhiễm lãnh thổ biên giới Nga, sau đó người Mỹ chỉ mất mấy giờ để đào thoát.

Liên quan đến những điều trên, hai kết luận có thể được rút ra. Đầu tiên, bất ngờ nhất, được thể hiện trong tác động tích cực đối với Nga trong thời gian đại dịch (nếu không tính đến hàng ngàn cái chết và hàng trăm ngàn người bị bệnh). Điểm mấu chốt là đất nước đã hình thành logic của một phản ứng kịp thời đối với các mối đe dọa đó, cũng như nhận thức về tầm quan trọng của bảo vệ sinh học đối với dân chúng. Đồng thời, tất cả các quy trình này có thể được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan tình báo của phương Tây và những kết luận nhất định đã được họ đưa ra.

Và thứ hai, bây giờ là lúc để thực hiện các điều chỉnh nghiêm túc cho Chương trình Khoa học Kỹ thuật Liên bang về Phát triển Công nghệ Di truyền giai đoạn 2019-2027. Ví dụ, tạo điều kiện để chỉnh sửa gen của mầm bệnh. Các mục tiêu chương trình có thể được copy từ người Mỹ mà không thay đổi: cuộc chiến chống lại những kẻ khủng bố sinh học tiềm năng. Chỉ có điều, Nga sẽ không có nơi nào để đưa các phòng thí nghiệm này ra khỏi đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên