Chính khách Nga nói về sự kiện Liên Xô tan rã 30 năm trước

VOV.VN - Phân tích về thủ phạm và hành vi khiến Liên Xô tan rã, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin kêu gọi các chính trị gia hiện đại ngăn chặn sự lặp lại các sự kiện của 30 năm trước dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

Ai là người có tội vì sự sụp đổ của Liên Xô?

Sự sụp đổ của Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) - quá trình tan rã mang tính hệ thống trong cơ cấu xã hội, kinh tế, chính trị, dẫn đến việc chấm dứt sự tồn tại của nó vào ngày 26/12/1991. Quá trình tan rã bắt đầu vào nửa sau của những năm 1980 với sự khởi đầu của “cải tổ” (“perestroika”); đặc biệt thể hiện trong mong muốn của các nước cộng hòa về sự độc lập hơn về kinh tế và nhà nước với trung tâm liên minh và kết thúc bằng việc ký kết các Thỏa thuận Belovezhskaya ngày 8/12 và Tuyên bố Alma-Ata ngày 21/12, thành lập “Cộng đồng các Quốc gia Độc lập” (SNG, CIS), bổ sung thêm quyền hạn cho Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ngày 25/12 và việc thông qua tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô ngày 26/12/1991.

Theo Vasily Zinoviev, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về Năng lượng, chính người Nga đã phá hủy Liên bang (Xô viết). Họ được dẫn dắt bởi một số nhóm quan tâm đến sự sụp đổ của Liên Xô và mọi người đều muốn trở nên giàu có trong 500 ngày. Trong đội tiên phong là những người đứng đầu nhà nước và tiếp tay cho sự sụp đổ của Liên Xô: Yeltsin, Gorbachev và các cộng sự của họ trong SNG.

Dmitry Yazov (1987-1991), cựu Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô, thành viên Ủy ban Khẩn cấp Nhà nước, cho rằng, người ta đã chuẩn bị cuộc phản cách mạng này trong nhiều năm. Ở Liên Xô, có một đảng mới chống lại sự lãnh đạo suốt thời gian trước đó. Và bản thân Gorbachev cũng muốn có một sự thay đổi. Vì vậy, với sự giúp đỡ của ông này, Liên Xô đã bị “thanh lý”. Ngoài ra, người Mỹ tuyên bố họ đã sử dụng hàng nghìn tỷ USD để tiêu diệt Liên Xô.

Còn theo Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống đầu tiên của Liên bang Nga Boris Yeltsin và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của Liên Xô do tranh giành quyền lực và các mối quan hệ cá nhân. Theo Lukashenko, Belovezhskaya Pushcha đã trở thành một nơi tình cờ dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và chỉ đơn giản là chứng tỏ “sự bất lực của ban lãnh đạo Liên bang trong việc điều hành đất nước”.

Theo trang topwar.ru, Mikhail Gorbachev tin rằng, các cá nhân cụ thể phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của đất nước. Cựu lãnh đạo Liên Xô coi những người tổ chức “cuộc đảo chính” 18-21/8/1991 là có tội trong việc Liên Xô sụp đổ. Theo vị Tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên Xô, âm mưu năm 1991 không được thực hiện nhưng đã làm suy yếu vị thế của nguyên thủ quốc gia, và vụ bắt giữ tháng 8/1991 đã tạo ra những yếu tố mà theo đó không dễ dàng để tiếp tục nỗ lực duy trì Liên bang...

Cũng theo ông này, một “đòn” khác xảy ra vào tháng 12 là thỏa thuận tại Belovezhskaya Pushcha (Belarus), giữa các nhà lãnh đạo Nga, Boris Yeltsin; Ukraine, Leonid Kravchuk và Belarus, Stanislav Shushkevich, những người đã ký một thỏa thuận về việc thành lập SNG vào ngày 8/12 cùng năm, điều này tự động có nghĩa là sự tồn tại của Liên Xô chấm dứt, góp phầnvào sự sụp đổ của Liên Xô.

Trong khi đó, Leonid Kravchuk, khi bình luận về sự sụp đổ của Liên Xô, Tổng thống đầu tiên của Ukraine nói rằng không thể hồi sinh một người đã chết. “Chúng tôi (Boris Yeltsin, Leonid Kravchuk và Stanislav Shushkevich) chỉ ghi nhận sự kiện này”, cựu tổng thống Ukraine nói.

Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 3/2021 của VTsIOM, 67% người Nga hối tiếc về sự sụp đổ của Liên Xô. Những người được hỏi nói rằng nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra ngay bây giờ, 73% sẽ bỏ phiếu đồng ý duy trì Liên Xô. Không những vậy, ý tưởng duy trì Liên bang cũng được đa số đại diện nhóm tuổi trẻ nhất ủng hộ.

Không để lặp lại các sự kiện 30 năm trước

Ngày 2/6/2021, TASS đưa tin, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố cần phải đánh giá sự sụp đổ của Liên Xô và nêu tên các quan chức Liên Xô cũ đã phản bội đất nước. Yeltsin, Shushkevich và Kravchuk là những kẻ phản bội đã phá hủy đất nước Liên Xô. Tuyên bố này của Volodin đã gây ra một luồng tranh cãi về việc có nên trừng phạt ba nhân vật tham gia vào âm mưu Bialowieza hay không, trong đó chỉ có hai người còn sống.

Thoạt nhìn, có một số logic thuần túy hình thức ở đây: Nếu sự sụp đổ của Liên Xô là một tội ác, thì chắc chắn phải có tội phạm. Chính những tên tội phạm này là những người đã ký các thỏa thuận Belovezhskaya. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm về mọi thứ, và do đó họ phải bị phán xét. Nói về sự sụp đổ của Liên Xô, Chủ tịch Viacheslav Volodin cho rằng, Tổng thống Liên Xô Gorbachev và giới tinh hoa của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) có tội, bộ máy quan liêu của đảng đã gạt bỏ lý tưởng của mình, phản bội đất nước và công dân của nó.

“Bí thư các tỉnh ủy, CPSU ở đâu? Xô viết Tối cao ở đâu? Trong thời điểm khó khăn, khi cần ra quyết định, hầu như ai cũng bỏ trốn, đi nghỉ. Sự quan liêu của CPSU gạch bỏ các lý tưởng của nó, có thể nói, hệ tư tưởng của đảng, đã phản bội đất nước và công dân của nó”. Theo Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, giới tinh hoa của Liên Xô trước đây có thể được hưởng lợi từ sự sụp đổ của Liên Xô. Một số quan chức chính phủ trở thành “chủ sở hữu của các công ty dầu mỏ”. Ông chắc chắn rằng nhiều vấn đề của Nga có liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô.

Chủ nghĩ dân túy và sự yếu kém của Gorbachev với tư cách là một chính trị gia và không có khả năng trở thành nhà lãnh đạo thực sự của đất nước đã góp phần gây ra thảm kịch này. Vyacheslav Volodin tin rằng tổng thống đã không thể tập hợp các lực lượng chính trị trong một thời điểm khó khăn cho đất nước và duy trì nhà nước, đã so sánh các sự kiện của năm 1991 và năm 1917, lưu ý rằng vào những thời điểm đó đã có “sự phản bội lợi ích của người dân và nhà nước bởi giới tinh hoa”.

Trước thềm kỷ niệm 30 năm sự kiện lịch sử nói trên (tháng 8/2021), Chủ tịch Duma Quốc gia nói trên mạng xã hội rằng nhiệm vụ của các chính trị gia hiện đại là ngăn chặn sự lặp lại các sự kiện của 30 năm trước dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết: “Nhớ lại những sự kiện của 30 năm trước, chúng ta phải làm mọi thứ để chúng không bao giờ xảy ra nữa”. Volodin cũng đưa ra những phẩm chất mà một chính trị gia cần phải có, trong đó có đức tính nghiêm túc, năng lực, khả năng ra quyết định và chịu trách nhiệm về bản thân, và lòng yêu tổ quốc.../.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?
Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?

VOV.VN - Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên, không có bất cứ tiến triển nào. Dưới đây là bài viết về chủ đề này của tác giả Sergey Marzhetsky đăng trên trang topcor.ru

Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?

Liệu có cần một phiên tòa xét xử những kẻ liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô?

VOV.VN - Có nhiều lời kêu gọi xét xử những người chịu trách nhiệm cá nhân trong việc đưa ra quyết định giải thể Liên Xô, tuy nhiên, không có bất cứ tiến triển nào. Dưới đây là bài viết về chủ đề này của tác giả Sergey Marzhetsky đăng trên trang topcor.ru

Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản
Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

VOV.VN - Cuối Thế chiến II, rất quan tâm đến hậu quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Cơ quan tình báo quân đội GRU Liên Xô đã ngay lập tức phái hai sĩ quan tình báo sang Nhật thu thập thông tin về thảm kịch do loại vũ khí khủng khiếp này gây ra.

Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

Giải mật điệp vụ đặc biệt của tình báo Liên Xô sau khi Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản

VOV.VN - Cuối Thế chiến II, rất quan tâm đến hậu quả bom hạt nhân Mỹ ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki, Cơ quan tình báo quân đội GRU Liên Xô đã ngay lập tức phái hai sĩ quan tình báo sang Nhật thu thập thông tin về thảm kịch do loại vũ khí khủng khiếp này gây ra.

“Điệp viên nguy hiểm nhất thế kỷ” cứu Liên Xô khỏi đòn tấn công hạt nhân như thế nào?
“Điệp viên nguy hiểm nhất thế kỷ” cứu Liên Xô khỏi đòn tấn công hạt nhân như thế nào?

VOV.VN - Vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki không đơn thuần là một đòn tấn công buộc Nhật Bản đầu hàng, mà còn là thông điệp tới Liên Xô, nhắc nhở ghi nhớ công lao của các chiến sỹ trên mặt trận vô hình, nhờ họ mà vũ khí hạt nhân của Mỹ đã không bao giờ rơi xuống Nga.

“Điệp viên nguy hiểm nhất thế kỷ” cứu Liên Xô khỏi đòn tấn công hạt nhân như thế nào?

“Điệp viên nguy hiểm nhất thế kỷ” cứu Liên Xô khỏi đòn tấn công hạt nhân như thế nào?

VOV.VN - Vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki không đơn thuần là một đòn tấn công buộc Nhật Bản đầu hàng, mà còn là thông điệp tới Liên Xô, nhắc nhở ghi nhớ công lao của các chiến sỹ trên mặt trận vô hình, nhờ họ mà vũ khí hạt nhân của Mỹ đã không bao giờ rơi xuống Nga.