Chính trị và chuyện học tiếng Ba Tư

Một phóng viên người Mỹ muốn học tiếng Ba Tư để tìm hiểu cô bạn gái gốc Iran. Nhưng căng thẳng Mỹ - Iran đã làm khó anh.

Đó là, Daniel Nasaw, người đem lòng yêu cô bạn gái người Mỹ gốc Iran Layla.

Nasaw từng cảm thấy ngượng nghịu khi đến thăm Layla và gia đình cô. Cả gia đình nói bằng tiếng mẹ đẻ của họ là tiếng Ba Tư, ngôn ngữ chính của Iran, và anh không thể biết là thực ra họ đang nói về chính trị, bóng đá, về bữa ăn trưa hay về chính bản thân anh. Cuối cùng Nasaw quyết định đi học tiếng Ba Tư, thứ ngôn ngữ cổ và phong phú, và quan trọng nhất, đó là ngôn ngữ mẹ đẻ của Layla. 

Nasaw cảm thấy bị cản trở khi muốn học ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn gái (ảnh: BBC)

Layla và Nasaw là hàng xóm của nhau. Họ gặp nhau lần đầu ở Washington năm 2008. Đầu tiên Nasaw bị ấn tượng bởi vẻ đẹp bên ngoài của Layla, rồi ngưỡng mộ cô về cả ý thức công bằng, tính hài hước và lòng tự trọng, cùng với niềm tự hào của cô về ngôn ngữ cũng như văn hóa Ba Tư.

Nhưng rõ ràng quan hệ giữa chính phủ Mỹ và Iran suốt 33 năm qua không đẹp như chuyện tình cảm riêng của Nasaw với Layla. Hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao từ năm 1979 và vẫn không thể hợp tác để giảm bớt những khác biệt giữa hai nước. Đến nay, có khoảng 470.000 người Iran sống ở Mỹ, đa số đến Mỹ từ năm 1979 hoặc là con cái của thế hệ người di cư thứ nhất đó.

Một số ít, như  bố mẹ Layla sang Mỹ trước năm 1979 để học tập. Hai người gặp nhau tại Mỹ, làm đám cưới và quyết định ở lại đây. Layla sinh ra trên đất Mỹ.

Tiếng Ba Tư là một ngôn ngữ Ấn Âu, nên mặc dù nó gần với Ấn Độ hơn là châu Âu, thì tiếng Ba Tư và tiếng Anh cùng chung nguồn gốc. Ngữ pháp chính thức của tiếng Ba Tư tương đối đơn giản, không có giống, không có động từ bất quy tắc hay danh từ biến cách, những thứ hành hạ người học tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga. Nhưng tiếng Ba Tư, cũng giống tiếng Anh, có vốn từ vựng phong phú, một phần trong số đó được vay mượn trong sự đối đầu lịch sử với một nền văn minh vĩ đại khác. Người Anh từng bị người Norman chinh phục, cũng như người Ba Tư bị người Arab chinh phục trong thế kỷ thứ 7.

Kể từ vụ khủng bố 9/11/2001 cùng những bất ổn tiếp đó, số người Mỹ học tiếng Ba Tư tăng nhanh chóng, có thể vì sinh viên và người tìm việc thường xuyên xem tin tức về Iran được đưa và họ coi học tiếng Ba Tư là một cách để thúc đẩy nghề nghiệp của họ. Ông Mohammed Elmenshawy, giám đốc ngôn ngữ tại Viện Nghiên cứu Trung Đông, khẳng định rằng số sinh viên theo học tiếng Ba Tư khá đông. Ngoài ra, thế hệ người Mỹ gốc Iran đầu tiên sinh ra sau năm 1979 đã lớn và muốn học tiếng Ba Tư. Ông Elmenshawy ước tính khoảng 30% sinh viên tiếng Ba Tư tại trường của ông có gốc Iran.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại, thì hiện giờ có ít người Mỹ học tiếng Ba Tư. Sinh viên các khóa ngôn ngữ tiếng Ba Tư tại đại học vẫn chỉ bằng một phần sinh viên học tiếng Tây Ban Nha, Nhật Bản, Arab và kể cả ngôn ngữ cử chỉ Mỹ.

Thầy giáo của Nasaw là một kiến trúc sư đã chạy khỏi Iran khi còn trẻ, sau đó sang Pháp lập nghiệp. Nasaw học không dễ dàng lắm và đôi khi vẫn phải xấu hổ vì dùng sai từ gây hiểu lầm hoặc chọc cười người khác.

Ở nước láng giềng Afghanistan, tiếng Ba Tư cũng được sử dụng nhiều, nhưng với cuộc chiến 11 năm ở đây, Nasaw không thể tới Afghanistan để có một khóa học ngắn mùa hè. Tajikistan cũng sử dụng nhiều tiếng Ba Tư, nhưng nói chuyện với Layla bằng tiếng Ba Tư mang âm điệu Tajikstan thì hẳn Nasaw sẽ bị ghét.

Nasaw vẫn tham dự lớp học tiếng Ba Tư buổi tối. Và anh mong đợi ngày Washington và Tehran bình thường hóa quan hệ để anh có thể thăm Iran./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran cáo buộc phương Tây phát động cuộc chiến toàn diện
Iran cáo buộc phương Tây phát động cuộc chiến toàn diện

(VOV) - Tổng thống Iran nhấn mạnh, người dân Iran không khuất phục trước sức ép của phương Tây

Iran cáo buộc phương Tây phát động cuộc chiến toàn diện

Iran cáo buộc phương Tây phát động cuộc chiến toàn diện

(VOV) - Tổng thống Iran nhấn mạnh, người dân Iran không khuất phục trước sức ép của phương Tây

“Iran muốn làm rung chuyển Trung Đông”
“Iran muốn làm rung chuyển Trung Đông”

(VOV) -Tổng thống Israel Shimon Peres cáo buộc như vậy trong cuộc họp báo ngày 5/9 với Ngoại trưởng Italy Giulio Terzi đang ở thăm Israel.

“Iran muốn làm rung chuyển Trung Đông”

“Iran muốn làm rung chuyển Trung Đông”

(VOV) -Tổng thống Israel Shimon Peres cáo buộc như vậy trong cuộc họp báo ngày 5/9 với Ngoại trưởng Italy Giulio Terzi đang ở thăm Israel.

Iran: Afghanistan có thể tự đảm bảo được an ninh
Iran: Afghanistan có thể tự đảm bảo được an ninh

Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi ngày 5/9 khẳng định, Afghanistan hoàn toàn có đủ khả năng để đảm bảo an ninh của đất nước.

Iran: Afghanistan có thể tự đảm bảo được an ninh

Iran: Afghanistan có thể tự đảm bảo được an ninh

Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi ngày 5/9 khẳng định, Afghanistan hoàn toàn có đủ khả năng để đảm bảo an ninh của đất nước.