Kỳ 2:

Kịch bản Mỹ và Iran giao tranh dữ dội bằng lục quân và tên lửa

VOV.VN - Sau khi nổ ra đụng độ trên biển, Mỹ và Iran được dự báo sẽ tiếp tục giao tranh dữ dội trên bộ và trên không, sử dụng cả tên lửa đạn đạo và hành trình.

(Tiếp theo Kỳ 1: Kịch bản chiến tranh nóng giữa Mỹ và Iran)

**

Giao chiến trên bộ

Lục quân Mỹ sẽ có vai trò trọng yếu trong bất cứ xung đột nào tại khu vực vịnh Persian. Nhưng do chưa có kế hoạch nào về việc xâm chiếm Iran nên vai trò của lục quân Mỹ sẽ không giống như trước đây ở Iraq, khi các cỗ xe bọc thép Stryker, xe tăng Abrams và xe quân sự Humvee (của Mỹ) lăn bánh qua sa mạc Iraq.

Thay vào đó, lục quân Mỹ sẽ tổ chức một mạng lưới hậu cần rộng khắp để đưa các tổ hợp tên lửa Patriot, hệ thống pháo phản lực cơ động và các trực thăng tấn công đến chế áp hệ thống vũ khí Iran.

Pháo phản lực của lục quân Mỹ. Ảnh: Lục quân Mỹ.

Một phần nhiệm vụ quan trọng khác của những người lính Mỹ sẽ là bảo vệ các cơ sở quân sự của cả Mỹ và đồng minh của Mỹ, trước không chỉ các tên lửa Iran mà còn cả các nhóm ủy nhiệm của họ ở các nước như Syria, Iraq, Saudi Arabia, và Kuwait.

Và các nhóm ủy nhiệm đó của Iran có thể tấn công các đơn vị lính Mỹ và đồng minh của họ trên khắp vùng này. Có những nhóm ở xa biên giới Iran, ở tận Syria, Yemen và Iraq...

Philip Smyth, nghiên cứu viên tại viện Washington, nói với Military Times rằng trong số này có các nhóm dày dạn kinh nghiệm trận mạc như Hezbollah, với mối quan hệ gần gũi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran.

Smyth cho biết, ở biên giới Iraq-Syria có các chiến binh Shiite rất trung thành với Iran.

Không những vậy, theo Smyth, các chiến binh này còn sở hữu vũ khí có khả năng đánh bại các giải pháp của Mỹ trong chống thiết bị nổ tự chế.

Tướng không quân Mỹ về hưu Dave Deptula, hiện là Hiệu trưởng Viện Nghiên cứu Vũ trụ Mitchell, chia sẻ: “Nếu xung đột nổ ra, về phía Mỹ người ta sẽ huy động ồ ạt lượng lớn vũ khí chính xác phóng từ trên không, một số lực lượng đặc nhiệm, và rất nhiều các đợt tấn công trong không gian mạng”.

Một cựu tham mưu trưởng của Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ nói rằng cộng đồng tình báo Mỹ biết rõ những trọng điểm của Iran trên lãnh thổ nước này và sức mạnh cần thiết để “nhổ tung” các trung tâm đó.

Nhưng Mỹ không biết hết mọi thứ. Vị cựu tham mưu trưởng này cho hay, “có thể có những cơ sở ngầm hoặc hầm ngầm mà chúng ta không biết nằm ở đâu”.

Ông này cho biết thêm, trên báo chí phương Tây và Iran có nhiều thông tin về các boong-ke và nhà kho ngầm dùng để bảo vệ tài sản của Iran, và đây là các mục tiêu mà quân đội Mỹ có thể nhắm tới.

Các lực lượng đặc nhiệm thuộc các quân chủng của quân đội Mỹ sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ sau lưng đối phương, vô hiệu hóa các mối đe dọa từ tên lửa, nhanh chóng cắt đứt các tuyến tiếp vận, phá bỏ các điểm phát triển nhiên liệu hạt nhân.

Đặc nhiệm Mỹ sẽ đánh chiếm các khu vực rủi ro cao như các cơ sở hạt nhân, thiết lập các sân bay tuyến trước bên trong Iran để thực hiện trinh sát tỉ mỉ trên thực địa. Điều này giống với những gì đã diễn ra trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh Persian – khi đó, các đội hành động của liên quân Mỹ truy tìm các bệ phóng tên lửa Scud đang được đưa tới nhiều nơi trên lãnh thổ Iraq để mở các cuộc tấn công vào Israel với ý đồ lôi kéo nước này vào cuộc chiến, tạo ra một xung đột trên quy mô khu vực.

Cuộc chiến trên không

Bất cứ chiến dịch không kích nào nhằm vào Iran đều sẽ khác biệt nhiều với các chiến dịch trong quá khứ của không quân Mỹ, chủ yếu vì phòng không Iran hiện đại hơn các đối thủ trước đây của Mỹ.

Để đánh bại hệ thống phòng không và cảnh báo sớm của Iran, Mỹ sẽ phải tiêu diệt hoặc làm rối loạn hệ thống tác chiến điện tử của Iran. Để tiếp cận các vũ khí phòng không hiện đại của Iran, máy bay Mỹ phải giảm khả năng bị radar đối phương phát hiện càng thấp càng tốt.

Các loại tên lửa của Iran và tầm bắn tương ứng của chúng. Ảnh:Military Times.

Để ném bom được Iran, Mỹ sẽ phải cần đến các máy tay tàng hình cho phép họ lẩn tránh được các hệ thống phòng không S-300 do Nga sản xuất và các hệ thống tên lửa đất đối không Bavar 373 do Iran tự sản xuất.

Cựu tướng không quân Mỹ Deptula cho biết, có thể ứng phó được với hệ thống phòng không của Iran nếu các cuộc không kích diễn ra “nhanh, mạnh và dứt khoát”, kéo dài trong “vài ngày hoặc tuần thay vì vài tháng hoặc năm”.

Theo Deptual, thời nay khó đạt được yếu tố bất ngờ chiến lược, nghĩa là việc đưa các máy bay cần thiết vào chiến trường sẽ bị phát hiện một cách rõ ràng. Nhưng vẫn còn đó yếu tố bất ngờ ở tầm chiến dịch và chiến thuật.

Không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ mở một chiến dịch không kích giống như chiến dịch Bão táp Sa mạc (hồi Chiến tranh vùng Vịnh) hơn là cuộc không kích nhằm vào tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan IS gần đây.

Tướng Deptula nói: “Trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, chúng tôi có trung bình hơn 1.200 phi vụ không kích mỗi ngày”. Thậm chí Chiến tranh Iraq 2003 cũng có tới hơn 800 phi vụ không kích mỗi ngày. “Đây không phải là một đợt không kích riêng lẻ, đây là một chiến dịch”.

Trong khi đó trong cuộc chiến chống IS, quân đội Mỹ chỉ thực hiện 10-50 phi vụ không kích mỗi ngày.

Đối đầu với tên lửa Iran

Iran sở hữu kho tên lửa đạn đạo lớn nhất và đa dạng nhất trong vùng, theo dự án Quốc phòng của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Đất nước này cũng sở hữu các loại tên lửa hành trình ngày càng tinh vi, một loạt các tên lửa săn hạm tầm ngắn và cả các hệ thống phòng không đầy lợi hại.

Các tên lửa nói trên có tầm bắn từ 300km tới 2.500km, giúp Iran có khả năng đánh các mục tiêu xa tận Iraly, theo một báo cáo của CSIS.

Tom Karako, giám đốc dự án phòng thủ tên lửa của CSIS, nói: “Chẳng hạn, họ có thể sử dụng UAV để tấn công radar tên lửa Patriot của Mỹ”.

Người Iran đã đầu tư nhiều thời gian và công sức vào các hệ thống tên lửa dùng để đối phó với các máy bay cường kích tiên tiến của đối phương.

Iran đã có các tên lửa đạn đạo với tầm bay vượt mức 2.000km nhưng trong tương lai họ có thể sở hữu tên lửa hành trình với tầm bay xa hơn nữa.

Giám đốc Karako nói: “Iran được cho là đã thử một tên lửa hành trình Soumar có tầm bay tới 2.000km. Tên lửa hành trình giúp họ tránh được hệ thống phòng thủ tên lửa và tấn công vào hệ thống này từ phía sau”.

Với vũ khí hành trình này, Iran có tiềm năng tấn công được Israel và bất cứ nơi đâu ở vùng Vịnh, bất cứ căn cứ nào ở Afghanistan và một số vùng của Ai Cập.

Sau khi Mỹ xâm lăng Iraq vào năm 2003 và sau khi nổ ra Mùa Xuân Arab vào năm 2011, Iran bắt đầu chuyển giao năng lực tên lửa cho nhiều nhóm chiến binh khác nhau, kết hợp việc xuất khẩu cách mạng Hồi giáo trước đây với chiến lược phòng thủ tên lửa của họ.

Behnam Ben Taleblu, một nghiên cứu viên cao cấp tại FDD (chuyên về các vấn đề an ninh và chính trị của Iran) nói: “Những điều này cơ bản giúp Iran củng cố thêm chiến lược ủy nhiệm”.

Ở vịnh Persian, các tên lửa phòng thủ duyên hải hỗ trợ tăng cường việc chống tiếp cận. Mặc dù các tên lửa này không tinh vi như của Nga hay Trung Quốc, chúng vẫn có thể đạt được mục tiêu buộc đối phương phải đắn đo trước khi thực hiện bất cứ hành động nào chống lại Iran.

Nhà nghiên cứu Taleblu cho rằng các tên lửa đạn đạo và hành trình săn hạm tạo ra mối đe dọa lớn cho chiến hạm Mỹ và tàu thương mại dân sự của Mỹ ở khu vực vịnh Persian. Chẳng hạn, năm 2016, khu trục hạm Mason của Mỹ đã trở thành mục tiêu của một vụ tấn công không thành công bằng tên lửa hành trình ở ngoài khơi bờ biển Yemen./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?
Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

Vì sao khủng bố Hồi giáo cực đoan lại tàn độc, khó trị, và dai dẳng?

VOV.VN - Năm 2015 căng thẳng vì các hoạt động khủng bố của Hồi giáo cực đoan. Cuộc chiến chống lại các nhóm tàn độc này vì sao lại dai dẳng đến như vậy?

Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein
Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein

VOV.VN - Cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hóa học, quân đội Mỹ mở chiến dịch “Tự do Iraq”, tung ra các đòn sấm sét để lật đổ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein.

Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein

Ám ảnh trận chiến của quân đội Mỹ nhằm lật đổ Tổng thống Iraq Hussein

VOV.VN - Cáo buộc Iraq sở hữu vũ khí hóa học, quân đội Mỹ mở chiến dịch “Tự do Iraq”, tung ra các đòn sấm sét để lật đổ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein.

Độc giả quốc tế nghi ngờ chứng cớ do Mỹ đưa ra để gây sức ép với Iran
Độc giả quốc tế nghi ngờ chứng cớ do Mỹ đưa ra để gây sức ép với Iran

VOV.VN - Độc giả Anh, Áo, Australia... đã phản ứng trước bằng chứng mới mà Mỹ đưa ra về cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu. Họ nghi ngờ Mỹ tạo chứng cớ giả.

Độc giả quốc tế nghi ngờ chứng cớ do Mỹ đưa ra để gây sức ép với Iran

Độc giả quốc tế nghi ngờ chứng cớ do Mỹ đưa ra để gây sức ép với Iran

VOV.VN - Độc giả Anh, Áo, Australia... đã phản ứng trước bằng chứng mới mà Mỹ đưa ra về cáo buộc Iran tấn công tàu chở dầu. Họ nghi ngờ Mỹ tạo chứng cớ giả.

Mỹ chuẩn bị triển khai hành động quân sự để ngăn chặn Iran
Mỹ chuẩn bị triển khai hành động quân sự để ngăn chặn Iran

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump ngày 18/6 đã gọi Iran là một "quốc gia khủng bố" và khẳng định Mỹ sẵn sàng đối phó với Iran.

Mỹ chuẩn bị triển khai hành động quân sự để ngăn chặn Iran

Mỹ chuẩn bị triển khai hành động quân sự để ngăn chặn Iran

VOV.VN - Tổng thống Donald Trump ngày 18/6 đã gọi Iran là một "quốc gia khủng bố" và khẳng định Mỹ sẵn sàng đối phó với Iran.

Sức mạnh quân sự khổng lồ của Iran khiến Mỹ phải dè chừng ở Trung Đông
Sức mạnh quân sự khổng lồ của Iran khiến Mỹ phải dè chừng ở Trung Đông

VOV.VN - Chưa tính đến hạt nhân, Iran đã sở hữu một lực lượng quân sự quy ước rất mạnh. Nếu nổ ra chiến tranh, họ đủ sức gây thiệt hại nặng cho đối phương.

Sức mạnh quân sự khổng lồ của Iran khiến Mỹ phải dè chừng ở Trung Đông

Sức mạnh quân sự khổng lồ của Iran khiến Mỹ phải dè chừng ở Trung Đông

VOV.VN - Chưa tính đến hạt nhân, Iran đã sở hữu một lực lượng quân sự quy ước rất mạnh. Nếu nổ ra chiến tranh, họ đủ sức gây thiệt hại nặng cho đối phương.

Nga tố Mỹ đang tạo cớ gây chiến với Iran như với Iraq hồi năm 2003
Nga tố Mỹ đang tạo cớ gây chiến với Iran như với Iraq hồi năm 2003

VOV.VN - Trước việc Mỹ ầm ĩ tố Iran tấn công 2 tàu chở dầu, điện Kremlin (Nga) đã nhắc lại việc Mỹ tạo thông tin giả để lấy cớ gây chiến với Iraq vào năm 2003.

Nga tố Mỹ đang tạo cớ gây chiến với Iran như với Iraq hồi năm 2003

Nga tố Mỹ đang tạo cớ gây chiến với Iran như với Iraq hồi năm 2003

VOV.VN - Trước việc Mỹ ầm ĩ tố Iran tấn công 2 tàu chở dầu, điện Kremlin (Nga) đã nhắc lại việc Mỹ tạo thông tin giả để lấy cớ gây chiến với Iraq vào năm 2003.