Nga tăng tốc chiến lược Bắc Cực

VOV.VN - Nga cần tăng cường hiện diện ở Bắc Cực và thách thức các nước khác về việc thăm dò các tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Tuyên bố trên được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra ở cuộc họp Hội đồng An ninh tại điện Kremlin ngày 22/4. 

Tuyên bố này vừa khẳng định chiến lược của Nga muốn đặt trọng tâm phát triển kinh tế vào các nguồn năng lượng khổng lồ của Bắc Cực; nhưng cũng là lời thách thức các cường quốc khác về việc tranh giành lợi ích địa chiến lược tại khu vực này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp Hội đồng An ninh (Ảnh Reuters)

Vậy chiến lược của Nga tại Bắc Cực là gì và khu vực này có những đặc điểm như thế nào mà các cường quốc trong một vài năm trở lại đây đã đặc biệt quan tâm, tăng tốc sự xuất hiện và gia tăng ảnh hưởng tại đây?

Mục đích của Nga trong chiến lược Bắc Cực 

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ xây dựng một mạng lưới các căn cứ Hải quân thống nhất tại Bắc Cực để đón các tàu chiến và tàu ngầm hiện đại, như một phần trong kế hoạch nhằm thúc đẩy việc bảo vệ các lợi ích và biên giới của Nga trong khu vực. 

Ông Putin khẳng định rằng: “Trong những thập kỷ qua, Nga đã từng bước thiết lập và củng cố các vị trí của mình tại Bắc Cực. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta sẽ tích cực phát triển khu vực đầy hứa hẹn này và cần sử dụng tất cả các biện pháp để bảo vệ an ninh và lợi ích kinh tế tại đó”. 

Từ tháng 12/2013, ông Putin đã ra lệnh cho quân đội Nga tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực và hoàn thành việc phát triển hạ tầng quân sự tại khu vực này trong năm 2014. 

Bộ Quốc phòng Nga mới đây cũng công bố các kế hoạch nhằm mở lại các sân bay và các cảng tại các quần đảo New Siberia và Franz Josef Land cũng như ít nhất 7 đường băng tại khu vực lục địa của Vòng Bắc Cực vốn bị bỏ không từ năm 1993. 

Lá cờ Nga cắm tại Bắc Cực (Ảnh RIA)

Quân đội Nga cũng đang lên kế hoạch thành lập một trung tâm quân sự chiến lược mới ở Bắc Cực, có tên gọi Bộ tư lệnh chiến lược thống nhất hạm đội phương bắc vào cuối năm nay. Vậy Bắc Cực có những địa điểm địa chiến lược thế nào mà Nga lại có sự quan tâm đặc biệt như vậy? 

Bắc Cực- khu vực giàu tiềm năng về tài nguyên nhất thế giới

Bắc Cực được bao phủ bởi các đại dương và các quốc gia ven biển như Nga, Canada, Na Uy, Đan Mạch (thông qua Greenland) và Mỹ (thông qua Alaska). Khác với Nam Cực không có người sinh sống, Bắc Cực lại là một lục địa thông thường như những lục địa khác trên trái đất, với hơn 4.000.000 người sinh sống.

Khí đốt và dầu mỏ được đánh giá là nguồn tài nguyên quý giá và dồi dào nhất ở Bắc Cực. Theo Cơ quan địa chất Mỹ, Bắc Cực chiếm khoảng 13% trữ lượng dầu mỏ và 30% lượng khí đốt của thế giới chưa được khai thác. Đó là chưa kể lượng dầu và khí gas khác như hydrocacbon trong đá phiến dầu hoặc khí metan ở vùng thềm lục địa.

Cùng với dầu mỏ và khí đốt, Bắc Cực còn rất giàu tiềm năng khoáng sản với những mỏ quặng sắt, kẽm, niken, vàng, uranium có trữ lượng thuộc loại lớn nhất thế giới.

Cá cũng là một nguồn tài nguyên hết sức quan trọng và dồi dào ở Bắc Cực và trữ lượng khai thác có thể sẽ ngày càng lớn hơn khi nhiều diện tích mặt nước được giải phóng và thu hút nhiều loại các di cư từ các nơi khác về.

Giá trị chiến lược tuyến giao thông nối với Bắc Băng Dương cũng sẽ xuất hiện khi băng ở Bắc Cực tan chảy mạnh. Khả năng thông suốt tuyến giao thông Bắc Cực cũng sẽ tăng nhanh theo tốc độ băng tan. Đây là con đường giao thông thương mại biển đầy tiềm năng và cũng là con đường quân sự chiến lược.

Rõ ràng, khi toàn cầu đang nóng lên, tốc độ băng tan tại Bắc Cực ngày càng tăng thì cuộc chạy đua khai thác tài nguyên và cạnh tranh chiến lược tại Bắc Cực càng nóng. Không chỉ có Nga mà nhiều cường quốc khác như Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia ven Bắc Cực cũng đang có những động thái thể hiện sự quan tâm của mình tới khu vực này.

Tham vọng của Mỹ, Trung tại Bắc Cực

Với Mỹ, Hải quân nước này đang xây dựng kế hoạch mở rộng sự hiện diện tại Bắc Cực bắt đầu từ khoảng năm 2020. Động thái này có khả năng sẽ dẫn tới việc đẩy mạnh hoạt động giao thông, đánh bắt hải sản và khai thác tài nguyên của Mỹ ở khu vực này.

Chuẩn Đô đốc Jonathan White, người đứng đầu nhóm chuyên trách về vấn đề biến khí hậu của Hải quân Mỹ nêu rõ: “Bắc Cực là nơi chúng ta phải tiến đến và trong trạng thái sẵn sàng. Tôi không nghĩ chúng ta sẽ phải tiến hành chiến tranh ở đó nhưng chúng ta phải sẵn sàng”.

Một tàu ngầm của Hải quân Mỹ hoạt động tại Bắc Cực (Ảnh Reuters)

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đang có kế hoạch thiết lập cương vị Đại sứ Bắc Cực nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực này.

Còn Trung Quốc thực ra đã có lộ trình chiến lược Bắc Cực từ lâu, khởi đầu là các hoạt động nghiên cứu địa cực.

Cụ thể, từ năm 1985 đến năm 2012, Bắc Kinh đã tiến hành 5 cuộc thám hiểm Bắc cực và 28 cuộc thám hiểm Nam Cực. Hiện Trung Quốc chi khoảng 60 triệu USD mỗi năm cho việc nghiên cứu địa cực và đang xây dựng một Trung tâm nghiên cứu Bắc cực Trung Quốc - Bắc Âu ở Thượng Hải.

Giới phân tích đánh giá, những động thái này nhằm đối phó lại sự quan tâm ngày càng tăng của Nga, Mỹ hay Canada; và cũng là nhắm đến mục tiêu chiến lược của nước này là lĩnh vực kinh tế và yếu tố địa chính trị.

Xung đột về lợi ích của nhiều quốc gia

Bên cạnh đó, Canada, Đan Mạch hay Na Uy cũng tích cực triển khai lực lượng hải, không, lục quân ở khu vực xung quanh Bắc Cực, nhằm giành được thế chủ động và nắm bắt trước thời cơ.

Mặc dù các nước giáp Bắc Cực đang cố gắng giành sự kiểm soát nhưng thực tế là vùng biển ở trong và xung quanh Bắc Cực được điều chỉnh bởi luật pháp quốc tế hiện đang được áp dụng cho tất cả các đại dương khác. Khi băng bắt đầu tan chảy, các vùng nước mới mở ra ở đáy biển sẽ vẫn thuộc về vùng biển quốc tế, cụ thể là Công ước năm 1982 của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Theo đó, các quốc gia xung quanh đều có quyền khai thác tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và bất cứ điều gì khác tồn tại trên đáy đại dương 200 hải lý trong vùng bờ biển của họ.

Nhưng để làm được điều này thì cần phải tiến hành đo đạc kỹ lưỡng, cung cấp cho một cơ quan được thành lập bởi Liên Hợp Quốc để kiểm tra tính khoa học, chính xác. Sau đó, các quốc gia có liên quan sẽ phải giải quyết những vấn đề xung quanh sự chồng lấn.

Như thế cho đến nay, vẫn chưa có một quy định nào về vấn đề quyền khai thác tại Bắc Cực cho bất kỳ quốc gia nào. Mặc dù từ năm 2001, Nga đã đệ trình lên Ủy ban Phân định ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc yêu cầu công nhận 1,2 triệu km2 dưới lòng biển từ đỉnh hai núi ngầm Lomonosov và Mendeleev đến Bắc cực.

Và sau này, Na Uy, Đan Mạch và Canađa cũng đưa ra những “yêu cầu lãnh thổ” tại Bắc Cực với Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, mặc dù 5 nước liên quan là Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch và Na Uy đã ký một văn kiện liên quan đến Bắc Cực song các nhà phân tích cho rằng, văn kiện này không có tính chắc chắn lâu dài và không thể ngăn cản cuộc chiến phân chia Bắc Cực giữa các nước này.

Thậm chí các chuyên gia còn dự báo, hoàn toàn có khả năng xảy ra xung đột quân sự nếu các lợi ích chiến lược của Bắc Cực ngày một lộ rõ và các bên chưa thể thống nhất về một giải pháp phân chia quyền lợi chung./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc cực bị đe dọa hệ sinh thái do tràn dầu
Bắc cực bị đe dọa hệ sinh thái do tràn dầu

Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, khu vực bị ô nhiễm do dầu loang rộng chừng 7.500 m2

Bắc cực bị đe dọa hệ sinh thái do tràn dầu

Bắc cực bị đe dọa hệ sinh thái do tràn dầu

Theo Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên, khu vực bị ô nhiễm do dầu loang rộng chừng 7.500 m2

Trung-Ấn-Hàn trở thành quan sát viên Hội đồng Bắc Cực
Trung-Ấn-Hàn trở thành quan sát viên Hội đồng Bắc Cực

(VOV) - Một tờ báo Nga cho biết Nga có ý định thuyết phục Hội đồng ngăn cản tham vọng của các nước này.

Trung-Ấn-Hàn trở thành quan sát viên Hội đồng Bắc Cực

Trung-Ấn-Hàn trở thành quan sát viên Hội đồng Bắc Cực

(VOV) - Một tờ báo Nga cho biết Nga có ý định thuyết phục Hội đồng ngăn cản tham vọng của các nước này.

Putin: Nga cần tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực
Putin: Nga cần tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực

VOV.VN - Sức mạnh của hải quân Mỹ tại đây là nguyên nhân chính cho quan điểm này của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Putin: Nga cần tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực

Putin: Nga cần tăng cường sự hiện diện tại Bắc Cực

VOV.VN - Sức mạnh của hải quân Mỹ tại đây là nguyên nhân chính cho quan điểm này của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mỹ cho phép thăm dò dầu khí tại vùng biển Bắc cực
Mỹ cho phép thăm dò dầu khí tại vùng biển Bắc cực

Các nhóm hoạt động về môi trường cho rằng, quyết định ngày 3/10 là sự nhượng bộ mới nhất của chính quyền Obama trước các công ty dầu khí.

Mỹ cho phép thăm dò dầu khí tại vùng biển Bắc cực

Mỹ cho phép thăm dò dầu khí tại vùng biển Bắc cực

Các nhóm hoạt động về môi trường cho rằng, quyết định ngày 3/10 là sự nhượng bộ mới nhất của chính quyền Obama trước các công ty dầu khí.

Nga khởi động diễn tập không quân tại Bắc Cực
Nga khởi động diễn tập không quân tại Bắc Cực

Ngày 19/6, lực lượng không quân Nga đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quân sự tại khu vực Bắc Cực.

Nga khởi động diễn tập không quân tại Bắc Cực

Nga khởi động diễn tập không quân tại Bắc Cực

Ngày 19/6, lực lượng không quân Nga đã bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quân sự tại khu vực Bắc Cực.

Quân đội Mỹ lần đầu công bố chiến lược Bắc Cực
Quân đội Mỹ lần đầu công bố chiến lược Bắc Cực

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ đòi chủ quyền của nước này ở vùng Bắc Cực đang tan chảy nhanh chóng.

Quân đội Mỹ lần đầu công bố chiến lược Bắc Cực

Quân đội Mỹ lần đầu công bố chiến lược Bắc Cực

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Mỹ sẽ đòi chủ quyền của nước này ở vùng Bắc Cực đang tan chảy nhanh chóng.

Nga xem xét sử dụng năng lượng nguyên tử Bắc Cực
Nga xem xét sử dụng năng lượng nguyên tử Bắc Cực

Moscow đang nghiên cứu dự án xây dựng trạm khoan dưới nước sử dụng thiết bị năng lượng hạt nhân

Nga xem xét sử dụng năng lượng nguyên tử Bắc Cực

Nga xem xét sử dụng năng lượng nguyên tử Bắc Cực

Moscow đang nghiên cứu dự án xây dựng trạm khoan dưới nước sử dụng thiết bị năng lượng hạt nhân

Băng Bắc cực giảm xuống mức thấp kỷ lục
Băng Bắc cực giảm xuống mức thấp kỷ lục

Lớp băng đã giảm hơn 50% so với mức trung bình. Trái đất có xu hướng nóng lên khiến tốc độ tan chảy ở Bắc cực tăng gấp 3 lần.

Băng Bắc cực giảm xuống mức thấp kỷ lục

Băng Bắc cực giảm xuống mức thấp kỷ lục

Lớp băng đã giảm hơn 50% so với mức trung bình. Trái đất có xu hướng nóng lên khiến tốc độ tan chảy ở Bắc cực tăng gấp 3 lần.

Nga - Mỹ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác ở Bắc cực
Nga - Mỹ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác ở Bắc cực

(VOV) - Hai bên sẽ tiếp tục thanh sát các trạm của nước thứ 3 tại Bắc cực để kiểm soát việc tuân thủ cơ chế phi quân sự ở đây.

Nga - Mỹ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác ở Bắc cực

Nga - Mỹ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác ở Bắc cực

(VOV) - Hai bên sẽ tiếp tục thanh sát các trạm của nước thứ 3 tại Bắc cực để kiểm soát việc tuân thủ cơ chế phi quân sự ở đây.

Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực
Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực

(VOV) - Báo Nga cho biết, phi đội MiG-31 sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.

Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực

Nga triển khai máy bay chiến đấu lên Bắc Cực

(VOV) - Báo Nga cho biết, phi đội MiG-31 sẽ đóng vai trò chính trong hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này.