Nguy cơ Australia hủy hợp đồng tàu ngầm Pháp đã hiện hữu từ nhiều năm trước

VOV.VN - Theo các nhà chính trị Australia, Pháp đáng lẽ ra không nên bất ngờ về việc Australia hủy hợp đồng mua tàu ngầm, bởi những lo ngại đáng kể về việc trì hoãn, đội chi phí và nhiều vấn đề khác đều đã được đề cập chính thức và công khai từ nhiều năm qua.

Pháp đã triệu hồi đại sứ tại Australia và Mỹ, nói rằng, nước này “bị tấn công bất ngờ” vì Australia quyết định theo đuổi chương trình tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng Mỹ và Anh thay vì tiếp tục hợp đồng mua tàu ngầm chạy diesel-điện thông thường của Pháp.

Dù vậy, báo cáo năm 2020 của Tổng kiểm toán Australia cho biết từ tháng 9/2018, một ủy ban giám sát độc lập do cựu bộ trưởng hải quân Mỹ Donald Winter đứng đầu đã cố vấn cho Australia nên tìm giải pháp thay thế, đồng thời đặt câu hỏi liệu dự án này có đảm bảo lợi ích quốc gia hay không.

Các bản báo cáo và các phiên điều trần tại quốc hội về dự án này, ban đầu trị giá 40 tỷ USD nhưng sau đó đội phí lên tới 60 tỷ USD, cũng cho thấy có nhiều vấn đề phát sinh. Vào tháng 6/2021, Bộ Quốc phòng Australia thông báo với quốc hội rằng, “kế hoạch dự phòng” cho chương trình này đang được thực hiện.

“Họ đã ‘nhắm mắt’ để không phải thừa nhận mối nguy hiểm mà họ đang phải đối mặt”, ông Rex Patrick, thượng nghị sỹ độc lập bang Nam Australia cho biết, đề cập tới Pháp.

Các bộ trưởng Australia cũng cho biết, nước này đã “thông báo trước” với Pháp về các vấn đề.

Hồ sơ của quốc hội Pháp cũng cho thấy, một nghị sỹ Pháp đã nêu câu hỏi vào tháng 6 vừa qua về những lo ngại của Australia liên quan tới chương trình tàu ngầm và liệu Australia có đang xem xét các lựa chọn thay thế hay không.

“Chúng tôi đã lựa chọn không tiếp tục hợp đồng vì tin rằng nếu tiếp tục thực hiện sẽ không đảm bảo lợi ích quốc gia của Australia”, Thủ tướng Scott Morrison phát biểu với báo giới khi ông tới New York ngày 20/9.

Các quan chức Pháp phủ nhận việc hợp đồng vướng mắc phải các vấn đề suốt nhiều năm, nói rằng ở mỗi giai đoạn, các khó khăn đều đã được giải quyết và rằng họ kỳ vọng hợp đồng cho giai đoạn thiết kế chi tiết sẽ được ký kết trong tháng 9.

Phía Pháp không phủ nhận có nhiều khó khăn trong hợp đồng tàu ngầm, cũng như bất cứ hợp đồng lớn nào khác, nhưng nói rằng, phía Australia đã “lẩn tránh” và “bịp bợm” suốt khoảng 18 tháng và cuối cùng đi đến thỏa thuận với Anh và Mỹ. Australia cũng không gợi ý Pháp đưa ra một chương trình thay thế bằng tàu ngầm hạt nhân mặc dù Paris đã nêu vấn đề từ vài tháng trước đó.

Điều khoản Australia có thể hủy dự án

Thỏa thuận tàu ngầm giứa Australia và Pháp được công bố lần đầu tiên vào năm 2016. Bản báo cáo tiền thiết kế đã bị trì hoãn năm 2018 do “những gì Tập đoàn Hải quân Pháp (NFG) cung cấp không đáp ứng yêu cầu của Bộ Quốc phòng”, văn bản kiểm toán của Australia cho biết, viện dẫn lý do thiếu chi tiết thiết kế, các yêu cầu về hoạt động và 63 nghiên cứu vẫn chưa hoàn tất.

Hợp đồng giữa Australia và FNG – do chính phủ Pháp chiếm đa số cổ phần, được ký kết 16 tháng sau đó, vào tháng 2/2019. Hợp đồng bao gồm các điều khoản trong đó Australia có thể trả tiền để hủy dự án, đồng thời thiết lập các điều kiện mà theo đó FNG sẽ phải đáp ứng các tiêu chí trước khi thực hiện giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo của Tổng kiểm toán Ausstralia năm 2020 về thỏa thuận tàu ngầm cũng cho thấy Bộ quốc phòng đã “thẳng thắn và kịp thời” trong việc trao đổi các lo ngại với FNG.

Trong khi đó, FNG trong một tuyên bố với Reuters cho biết, tập đoàn này đã biết về các thảo luận công khai, nhưng những tuyên bố chính thức lại mang tính ủng hộ chương trình tàu ngầm.

Lời khuyên của ủy ban đánh giá

Theo báo cáo của Tổng kiểm toán, những cột mốc quan trọng gần đây nhất trong hợp đồng với Pháp – bản đánh giá thiết kế sơ bộ - là vào tháng 1/2021.

Một nguồn tin ngành công nghiệp tiết lộ với Reuters rằng, FNG đã cung cấp các dữ liệu cho Bộ quốc phòng Australia vào “cuối tháng 1 hoặc tháng 2”, nhưng Australia cho rằng những dữ liệu đó không đáp ứng yêu cầu.

Theo các hồ sơ liên quan tới hợp đồng cũng như hồ sơ của quốc hội, Văn phòng Thủ tướng Morrison cũng thiết lập một ủy ban vào tháng 1/2021 để cố vấn cho nội các về việc nên tiếp tục chương trình tàu ngầm như thế nào.

Vào tháng 6, các thượng nghị sỹ, trong đó có cả ông Patrick, đã hỏi chủ tịch ủy ban William Hilarides, cựu phó đô đốc hải quân Mỹ, rằng ủy ban này có khuyến cao chính phủ Australia hủy hợp đồng với Pháp hay không.

Ông Hilarides, người từng giám sát các hợp đồng tàu ngầm và tàu thông thường của Hải quân Mỹ, đáp lại rằng, lời khuyên của ủy ban là bí mật./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Australia và Mỹ
Tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Australia và Mỹ

VOV.VN - Các quan chức của Mỹ và Australia đã có những cuộc đàm phán bí mật trong nhiều tháng về kế hoạch chia sẻ công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Australia và Mỹ

Tiết lộ các cuộc đàm phán bí mật dẫn tới thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân giữa Australia và Mỹ

VOV.VN - Các quan chức của Mỹ và Australia đã có những cuộc đàm phán bí mật trong nhiều tháng về kế hoạch chia sẻ công nghệ đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Pháp vận động EU trừng phạt Australia vì vụ phá bỏ hợp đồng tàu ngầm
Pháp vận động EU trừng phạt Australia vì vụ phá bỏ hợp đồng tàu ngầm

VOV.VN - Pháp đang vận động các đồng minh châu Âu nhằm trì hoãn các đàm phán thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu – EU và Australia, động thái được xem là trừng phạt đối với vụ việc Australia hủy bỏ hợp đồng đóng 12 tàu ngầm đã ký. 

Pháp vận động EU trừng phạt Australia vì vụ phá bỏ hợp đồng tàu ngầm

Pháp vận động EU trừng phạt Australia vì vụ phá bỏ hợp đồng tàu ngầm

VOV.VN - Pháp đang vận động các đồng minh châu Âu nhằm trì hoãn các đàm phán thỏa thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu – EU và Australia, động thái được xem là trừng phạt đối với vụ việc Australia hủy bỏ hợp đồng đóng 12 tàu ngầm đã ký. 

Thủ tướng Australia đã cố gắng liên lạc với Tổng thống Pháp trước thỏa thuận AUKUS
Thủ tướng Australia đã cố gắng liên lạc với Tổng thống Pháp trước thỏa thuận AUKUS

VOV.VN - Thủ tướng Australia hôm nay (19/9) cho biết, vào tối ngày trước khi thỏa thuận được công bố, ông đã cố gắng gọi điện thoại cho Tổng thống Pháp.

Thủ tướng Australia đã cố gắng liên lạc với Tổng thống Pháp trước thỏa thuận AUKUS

Thủ tướng Australia đã cố gắng liên lạc với Tổng thống Pháp trước thỏa thuận AUKUS

VOV.VN - Thủ tướng Australia hôm nay (19/9) cho biết, vào tối ngày trước khi thỏa thuận được công bố, ông đã cố gắng gọi điện thoại cho Tổng thống Pháp.